Trang: 458-471 Nguyễn Lương HảiTóm tắtBài báo nhằm làm rõ mô hình ảnh hưởng của các hành vi tổ chức dự án đến chất lượng đạt được của các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Thông qua việc phân tích tổng quan và sự vận dụng các đặc điểm của tổ chức dự án xây dựng, các chỉ tiêu đo lường hành vi tổ chức dự án được đề xuất. Phân tích nhân tốt khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để mô phỏng mô hình tiên lượng trên cơ sở số liệu khảo sát thu thập từ 185 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy các hành vi tổ chức dự án ảnh hưởng rất có ý nghĩa thống kê đến chất lượng đạt được, cung cấp bằng chứng khoa học trong việc thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam.
Trang: 472-485 Đào Văn Đông, Lư Thị Yến, Nguyễn Ngọc LânTóm tắtHiện nay ở Việt Nam hầu hết các công nghệ vật liệu mặt đường sử dụng nguồn vật liệu không tái tạo (cốt liệu và nhựa đường) để sản xuất hỗn hợp bê tông asphalt nóng (Hot Mix Asphalt - HMA). Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản có xu hướng thay thế công nghệ bê tông asphalt nóng bằng công nghệ bê tông asphalt ấm (Warm Mix Asphalt - WMA) kết hợp với vật liệu mặt đường tái chế (Reclaimed Asphalt Pavement - RAP). Hỗn hợp WMA được chế tạo và thi công ở nhiệt độ thấp hơn so với HMA, vì vậy làm giảm mức tiêu thụ năng lượng và giảm phát thải các khí nhà kính vào môi trường. Việc thay thế một phần cốt liệu và nhựa đường mới bằng RAP cho phép giảm nhu cầu đối với các loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo. Bài báo trình bày kết quả tính toán nhu cầu tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính (CO2, N2O và CH4) trong quá trình sản xuất hỗn hợp bê tông asphalt tái chế ấm (Warm Mix with RAP - WMRAP) và so sánh với hỗn hợp HMA. Phụ gia Zycotherm được lựa chọn cho công nghệ WMRAP với tỷ lệ sử dụng là 0.15 %. Các tỷ lệ vật liệu RAP từ 20% đến 50% được sử dụng trong hỗn hợp WMRAP. Kết quả tính toán cho thấy, công nghệ WMRAP có lợi ích về môi trường hơn so với công nghệ HMA. Cụ thể, quá trình sản xuất hỗn hợp WMRAP tiết kiệm nhu cầu năng lượng từ 15.9÷29.9% và giảm phát thải khí nhà kính từ 13.8÷25.9% tùy thuộc vào hàm lượng RAP sử dụng. Khi hàm lượng RAP tăng thì các lợi ích về môi trường càng rõ rệt hơn.
Trang: 486-499 Ngô Đăng Quang, Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Duy TiếnTóm tắtTrong thời gian gần đây, bê tông cốt lưới dệt đang dần trở thành một loại vật liệu phổ biến để tăng cường cho kết cấu bê tông. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bê tông cốt lưới dệt các bon để bọc tăng cường cho kết cấu cột bê tông cốt thép. Nghiên cứu thực nghiệm và tính toán đồng thời được triển khai để xác định ứng xử chịu lực tổng thể cũng như hiệu quả kiềm chế nở ngang của kết cấu được tăng cường. Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên sáu mẫu cột vuông bê tông cốt thép, trong đó có bốn cột được tăng cường bằng bê tông cốt lưới dệt với hai hàm lượng lưới sợi các bon khác nhau và hai cột còn lại không được tăng cường làm mẫu đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc sử dụng các lớp bê tông cốt lưới dệt các bon đã làm tăng tính dẻo và khả năng chịu lực của các cấu kiện. Các kết quả thí nghiệm cũng đồng thời được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các chỉ dẫn thiết kế nêu trong tiêu chuẩn ACI 549.4-13 và Zulassung Z-31.10-182.
Trang: 500-513 Nguyễn Thùy Anh, Lý Hải BằngTóm tắtDầm thép chữ H có bản bụng khoét lỗ tròn di động là một lựa chọn hợp lý cho các công trình xây dựng nhờ những ưu điểm vượt trội như khả năng vượt nhịp lớn, trọng lượng nhẹ và cho phép bố trí linh hoạt hệ thống đường ống kỹ thuật xuyên qua dầm. Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu về hiện tượng mất ổn định tổng thể và cục bộ của loại dầm này, góp phần hoàn thiện thêm cho các hướng dẫn về thiết kế. Bài báo này nhằm mục đích đề xuất một mô hình dựa trên máy vectơ hỗ trợ (SVM) để dự đoán tải trọng ổn định đàn hồi của dầm thép H khoét lỗ tròn có sơ đồ tính là dầm giản đơn. Bộ dữ liệu sử dụng cho mô hình gồm 3645 số liệu dựa trên mô phỏng phần tử hữu hạn (FE) được thực hiện trong ABAQUS. Các biến độc lập được sử dụng làm đầu vào cho mô hình SVM: chiều dài dầm, chiều rộng bản cánh, chiều dày bản cánh, chiều dày bản bụng, khoảng cách tính giữa hai lỗ khoét, đường kính lỗ, chiều cao dầm và khoảng cách từ đầu dầm đến mép lỗ đầu tiên. Mô hình đề xuất cho thấy máy vectơ hỗ trợ có thể giúp việc dự đoán tải trọng ổn định đàn hồi một cách đơn giản và nhanh chóng hơn, đồng thời cũng hứa hẹn một phương pháp hiệu quả để dự đoán các loại phá hoại khác của dầm cũng như các loại dầm có các lỗ khoét khác nhau.
Xác định miền tần số dao động tự do của dầm có liên kết dị hướng bằng phương pháp thực nghiệm
Trang: 514-525 Đỗ Xuân Quý, Lương Xuân Bính, Hoàng Văn Tuấn, Tạ Thị Hiền, Vũ Thị NgaTóm tắtTrong các kết cấu kỹ thuật công trình, kết cấu có liên kết dị hướng được sử dụng khá phổ biến như: kết cấu dầm hoặc tấm trên nền đần hồi, kết cấu vỏ hầm tựa vào nền, kết cấu dây,… Đặc điểm làm việc của loại kết cấu này là phản lực liên kết thay đổi theo độ lớn cũng như chiều của chuyển vị của điểm tựa gối liên kết. Điều này dẫn đến sơ đồ tính của hệ thay đổi theo độ lớn của tải trọng tại từng thời điểm trong quá trình chịu tải. Do đó thời gian để dầm có liên kết dị hướng thực hiện một dao động tự do sẽ không còn là đại lượng bất biến như đối với dầm có liên kết thông thường mà nó thay đổi theo trạng thái làm việc của dầm. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định miền tần số dao động tự do của dầm có liên kết dị hướng.
Trang: 526-540 Nguyễn Thu Trang, Trần Ngọc Hưng, Phạm Huy Khang, Bùi Xuân CậyTóm tắtBài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của quá trình kết tinh lưu huỳnh trong cấu trúc bê tông asphalt (BTA) đến các chỉ tiêu Marshall. Sau quá trình trộn, đầm chặt, hiện tượng kết tinh chuyển dạng thù hình của lưu huỳnh làm thay đổi khả năng chịu lực của bê tông asphalt lưu huỳnh (BTAS). Sau 14 ngày bảo dưỡng, độ ổn định Marshall của BTAS tăng đáng kể (tăng từ 20% đến 33% tùy theo lượng lưu huỳnh sử dụng)so với BTA đồng thời độ ổn định 24 giờ của mẫu BTAS cũng được cải thiện. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy BTAS có nhiệt độ trộn (135 oC) và nhiệt độ đầm nén (125 oC) thấp hơn so với BTA thông thường mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của BTA.
Trang: 541-552 Phạm Văn Phê, Nguyễn Xuân HuyTóm tắtMột nghiên cứu số được thực hiện trong nghiên cứu hiện tại để nghiên cứu ảnh hưởng đặc trưng cơ học của lớp kết dính tới sự làm việc của dầm thép cánh rộng gia cường uốn bằng tấm dán GFRP. Dựa trên một phần mềm phân tích kết cấu, một mô hình mô phỏng kết cấu dầm thép gia cường GFRP bằng các phần tử ba chiều được xây dựng. Các thông số vật liệu phi tuyến được nhập vào mô hình và các phân tích phi tuyến dựa trên phương pháp Riks được tiến hành. Các ảnh hưởng của sức kháng phá hoại và mô đun đàn hồi của lớp kết dính tới mô men uốn tối đa của hệ kết cấu và sự phân bố của các trường ứng suất trong lớp kết dính được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Khi sức kháng phá hoại của chất kết dính cao lên, thì lớp kết dính sẽ chịu nhiều ứng suất cắt và ứng suất pháp hơn ở vùng biên và cả ở khu vực giữa nhịp. Bên cạnh đó, khi sức kháng phá hoại này đủ nhỏ, các ứng suất cắt và ứng suất pháp theo phương đứng (peeling) chỉ tập trung cao ở khu vực nhỏ ở biên (đầu tấm GFRP). (ii) Khi có cùng một sức kháng phá hoại, vật liệu kết dính có mô đun đàn hồi nhỏ hơn chịu nhiều ứng suất cắt hơn. (iii) Với lớp kết dính có sức kháng phá hoại lớn hơn thì mô men kháng của kết cấu cũng tăng lên. Khi sức kháng phá hoại của lớp kết dính đủ lớn, dạng phá hoại sẽ chuyển từ kiểu phá hoại lớp kết dính sang phá hoại tấm GFRP. Và (iv) Mô men tối đa của kết cấu tỉ lệ nghịch với giá trị mô đun đàn hồi của lớp kết dính, có thể do lớp kết dính có mô đun đàn hồi nhỏ hơn chịu nhiều ứng suất cắt hơn.
Nghiên cứu đặc trưng bùn lỏng khu vực cảng Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Trang: 553-567 Lê Vĩnh An, Nguyễn Viết Thanh, Yasuyuki Nakagawa, Nguyễn Văn BộTóm tắtBể cảng cảng Duyên Hải do chịu ảnh hưởng của quá trình tương tác giữa dòng chảy sông và chế độ thủy động lực vùng cửa sông ven biển phức tạp đã gây ra bồi lắng khá nghiêm trọng. Cao độ đáy các khu nước chỉ đạt cao độ từ -3,0 đến -5,0m (CD) đã hạn chế các tàu lớn ra vào bến than 30.000 DWT. Đặc biệt, sự xuất hiện bùn lỏng trong vũng quay tàu và các khu nước của các bến cảng càng làm cho vấn đề bồi lắng càng nghiêm trọng hơn. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu các đặc trưng độ lưu biến (mật độ, ứng suất tới hạn và độ nhớt) của bùn lỏng được xác định từ kết quả đo đạc bằng thiết bị RheoTune tại hiện trường, chiều dày và phạm vi phân bố của bùn lỏng ở khu nước trước các bến than, bến dầu và vũng quay tàu của cảng Duyên Hải từ kết quả đo địa hình bằng thiết bị đo sâu hồi âm đa tần. Đây là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tiếp về xác định đáy chạy tàu hàng hải trong đáy có lớp bùn lỏng đối với cảng Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Tính chất cơ học và độ bền của bê tông cát xỉ lò cao và khả năng ứng dụng trong công trình biển
Trang: 568-582 Nguyễn Tấn Khoa, Nguyễn Thanh SangTóm tắtTro bay và xỉ lò cao là các loại vật liệu đã cho thấy được sự cải thiện các tính chất cường độ và độ bền khi được sử dụng trong bê tông cát. Sự kết hợp đồng thời của 2 loại vật liệu này với nhau có thể sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng so với việc dùng riêng từng loại. Bài báo trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về tính chất cơ học và độ bền của bê tông cát (BTC) khi sử dụng kết hợp đồng thời TB và XLC. Các loại bê tông cát được chế tạo với lượng cố định 150 kg/m3 tro bay trong khi XLC thay thế chất kết dính (CKD) với các tỷ lệ khác nhau để xem xét sự ảnh hưởng của tỷ lệ sử dụng XLC đến tính chất của BTC đóng rắn. Một cấp phối bê tông thường (BTT) sử dụng lượng xi măng tương đương tổng lượng CKD trong BTC được chế tạo với mục đích so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính chất cường độ chịu nén, cường độ ép chẻ, độ mài mòn trong nước của bê tông cát tối ưu với tỷ lệ XLC thay thế 20%. Độ thấm clorua của BTC thấp nhất với tỷ lệ XLC thay thế 30%. Tỷ lệ XLC thay thế càng lớn, độ giãn nở của BTC trong dung dịch sunfat càng thấp sau 6 tháng. Ba loại BTC ứng với tỷ lệ XLC thay thế 10%, 20%, 30% có tính chất cường độ và độ bền đáp ứng được yêu cầu của bê tông làm việc trong môi trường biển theo TCVN 12041: 2017 và CSA A23.1: 2004.
Trang: 583-594 Bùi Văn Phú, Nguyễn Quang TuấnTóm tắtBài báo trình bày về nghiên cứu thực nghiệm xác định các đặc tính cơ học của nhựa đường dưới tác dụng của tải trọng động bằng cách sử dụng thiết bị DSR và Metravib DMA . Hai loại nhựa đường nguyên gốc (35/50, 60/70) và một loại nhựa đường cải tiến (PMB3) được sử dụng để nghiên cứu. Thí nghiệm xác định cấp đặc tính PG (Performance Grade) và thí nghiệm phục hồi từ biến ứng suất lặp (Multiple Stress Creep Recovery) được thực hiện cho nhựa đường PMB3 và một loại nhựa đường nguyên gốc là loại 60/70. Thí nghiệm mô đun động cũng được tiến hành cho cả ba loại nhựa để nghiên cứu về tính chất lưu biến của các vật liệu. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng so với nhựa đường nguyên gốc, nhựa đường PMB3 có sự nâng cao rất đáng kể về cường độ, độ phục hồi biến dạng cũng như khả năng chống lại từ biến. Đường cong đặc trưng mô đun cắt động |G*| cũng được xây dựng giúp dự đoán các giá trị mô đun động và góc lệch pha tại các nhiệt độ và tần số không được làm thí nghiệm.
Trang: 595-605 Trần Anh Tuấn, Nguyễn Đình HảiTóm tắtTrong nghiên cứu này, ảnh hưởng của tỷ lệ kích thước (l/d – chiều dài/đường kính sợi) và tỷ lệ thể tích (Vf) của cốt sợi phân tán đến tính chất đàn hồi tổng thể của composite gia cường cốt sợi (FRC) sẽ được mô phỏng bằng một mô hình đồng nhất hoá vật liệu được đề xuất bởi Mori - Tanaka dựa trên nghiệm của bài toán Eshelby cho hạt hình elip tròn xoay khi phân bố và hướng của sợi là ngẫu nhiên. Cụ thể sẽ mô hình sẽ được áp dụng để tính cho trường hợp sợi có dạng trụ trơn thẳng với các tỷ lệ l/d lần lượt là 1.1; 5, 10, 30, 50, và 100. Năm hàm lượng sợi tính theo tỷ lệ thể tích khác nhau là 1; 5; 10; 20 và 30% sẽ được đưa vào tính toán. Kết quả giải tích thu được bằng các mô hình đồng nhất hoá sẽ được so sánh với các biên Voigt- Reuss để chứng minh tính khả dụng của mô hình.
Nghiên cứu độ dốc dọc hợp lý trong thiết kế hình học cầu vượt cho xe máy khu vực gần trường học
Trang: 606-614 Nguyễn Văn Hậu, Phạm Tất ThắngTóm tắtNội dung bài báo này đề cập đến lựa chọn độ dốc dọc hợp lý đối với các cầu vượt dân sinh tại các khu vực dân cư gần trường học. Tại Việt Nam, việc sử dụng phương tiện xe gắn máy có công suất nhỏ cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) rất phổ biến. Lựa chọn độ dốc dọc cầu nào phù hợp là chưa có tiêu chuẩn thiết kế cũng như chưa có nghiên cứu đánh giá phù hợp cho loại phương tiện này. Trong khi đó, các cầu dân sinh phục vụ giao thông nội bộ sử dụng xe mô tô của các vùng dân cư và có liên quan tới các trường học ngày càng trở nên phổ biến. Độ dốc dọc cầu là yếu tố hình học quan trọng ảnh hưởng đến chiều dài cầu và kéo theo là giá thành công trình cầu. Các loại xe gắn máy có công suất nhỏ mà học sinh THPT sử dụng phổ biến tại Việt Nam được tổng hợp và thống kê với các công suất tương ứng nhằm tìm ra độ dốc dọc cho cầu vượt dân sinh hợp lý. Trên cơ sở phân tích công suất của các phương tiện này, năng lực vượt dốc lớn các xe gắn máy công suất nhỏ được khảo sát và tính toán để xác định được độ dốc dọc hợp lý cho công trình khi đối tượng học sinh THPT chiếm phần lớn. Nội dung nghiên cứu cũng khảo sát hai cầu dân sinh phục vụ tải trọng xe máy để đánh giá sự phù hợp của độ dốc dọc trên thực tế.
Trang: 615-625 Nguyễn Đình Hải, Trần Anh TuấnTóm tắtNghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tính chất đàn hồi có hiệu của vật liệu tổng hợp có chứa cốt sợi được phân bố tuần hoàn vuông và chạy dọc theo một phương trong trường hợp liên kết giữa cốt sợi và pha nền là hoàn hảo. Nghiệm ứng suất, biến dạng cục bộ của bài toán đàn hồi tuần hoàn sẽ được xác định trong không gian Fourier thông qua việc sử dụng các toán tử Green và các biểu thức chính xác của yếu tố phụ thuộc vào tỷ lệ thể tích của cốt sợi – đây chính là phương pháp dựa trên biến đổi nhanh Fourier (FFT). Các kết quả số nhận được bằng phương pháp FFT sẽ được so sánh với các nghiệm giải tích tính theo phương pháp Tự tương hợp tổng quát và các biên Voigt - Reus.
Hiệu quả của việc ứng dụng giải pháp kết cấu nhịp dầm bê tông - thép trong công trình cầu
Trang: 626-639 Trần Thanh Liêm, Nguyễn Duy TiếnTóm tắtTrong bài báo này, trên cơ sở kết quả tính toán thiết kế một số phương án kết cấu nhịp dầm bê tông - thép khác nhau, khối lượng vật liệu chủ yếu và đơn giá tổng hợp của kết cấu nhịp, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các phương án kết cấu nhịp sẽ được phân tích so sánh qua đó làm nổi bật ưu nhược điểm của các phương án lựa chọn. Việc nghiên cứu trên cơ sở thiết kế một công trình cầu cụ thể nhằm đưa ra những khuyến nghị làm cơ sở để có thể áp dụng và phát triển loại kết cấu nhịp cầu này ở Việt Nam.