Nghiên cứu độ dốc dọc hợp lý trong thiết kế hình học cầu vượt cho xe máy khu vực gần trường học

  • Nguyễn Văn Hậu

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Tất Thắng

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: nvhau@utc.edu.vn
Từ khóa: Cầu vượt dân sinh, độ dốc dọc thiết kế, thiết kế cầu điển hình, phương tiện cơ giới học sinh, tốc độ cầu dân sinh

Tóm tắt

Nội dung bài báo này đề cập đến lựa chọn độ dốc dọc hợp lý đối với các cầu vượt dân sinh tại các khu vực dân cư gần trường học. Tại Việt Nam, việc sử dụng phương tiện xe gắn máy có công suất nhỏ cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) rất phổ biến. Lựa chọn độ dốc dọc cầu nào phù hợp là chưa có tiêu chuẩn thiết kế cũng như chưa có nghiên cứu đánh giá phù hợp cho loại phương tiện này. Trong khi đó, các cầu dân sinh phục vụ giao thông nội bộ sử dụng xe mô tô của các vùng dân cư và có liên quan tới các trường học ngày càng trở nên phổ biến. Độ dốc dọc cầu là yếu tố hình học quan trọng ảnh hưởng đến chiều dài cầu và kéo theo là giá thành công trình cầu. Các loại xe gắn máy có công suất nhỏ mà học sinh THPT sử dụng phổ biến tại Việt Nam được tổng hợp và thống kê với các công suất tương ứng nhằm tìm ra độ dốc dọc cho cầu vượt dân sinh hợp lý. Trên cơ sở phân tích công suất của các phương tiện này, năng lực vượt dốc lớn các xe gắn máy công suất nhỏ được khảo sát và tính toán để xác định được độ dốc dọc hợp lý cho công trình khi đối tượng học sinh THPT chiếm phần lớn. Nội dung nghiên cứu cũng khảo sát hai cầu dân sinh phục vụ tải trọng xe máy để đánh giá sự phù hợp của độ dốc dọc trên thực tế.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nỗi lo mất an toàn giao thông ở các trường học gần quốc lộ, http://mt.gov.vn/atgt/tin-tuc/59798/noi-lo-mat-an-toan-giao-thong-o-cac-truong-hoc-gan-quoc-lo.aspx, 2019, truy cập ngày 03 tháng 05 năm 2020.
[2]. Nỗi lo mất an toàn giao thông học đường, https://mt.gov.vn/atgt/tin-tuc/66915/noi-lo-mat-an-toan-giao-thong-hoc-duong.aspx, 2020, truy cập ngày 03 tháng 06 năm 2020.
[3]. Mất an toàn giao thông nơi cổng trường học ven quốc lộ, https://vtv.vn/chao-buoi-sang/mat-an-toan-giao-thong-noi-cong-truong-hoc-ven-quoc-lo-20191103083156712.htm. 2019, truy cập ngày 03 tháng 05 năm 2020.
[4]. Nỗi lo mất an toàn giao thông học đường, https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/noi-lo-mat-an-toan-giao-thong-hoc-duong-201812272105586.htm, 2019, truy cập ngày 03 tháng 05 năm 2020.
[5]. TCVN 11823 :2017, Tiêu chuẩn quốc gia: Thiết kế cầu đường bộ; Bộ Khoa học và Công nghệ; xuất bản lần 1, 2017.
[6]. TCVN 4054:2005, Tiêu chuẩn quốc gia: Đường ô tô: yêu cầu thiết kế; Bộ Khoa Học và Công Nghệ; xuất bản lần 3, 2005.
[7]. TCXDVN 104:2007, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: Đường đô thị: yêu cầu thiết kế; Bộ Xây Dựng; xuất bản lần 2, 2007.
[8]. Thông số kỹ thuật xe máy, xe máy và xe đạp điện; Cục Đăng Kiểm Việt Nam; 2/2020.
[9]. Lý thuyết ô tô; Cao Trọng Hiền, Đào Mạnh Hùng; Nhà xuất bản Giao Thông vận tải, Trường Đại học Giao Thông vận tải, 2010.
[10]. Điểm sáng nâng tầm giao thông Hà Nội: Những cây cầu vượt '3 trong 1', https://doisongphaply.phapluatxahoi.vn/diem-sang-nang-tam-giao-thong-ha-noi-nhung-cay-cau-vuot-3-trong-1-20190701104101676.htm, Di Linh, 2019, truy cập ngày 03 tháng 02 năm 2020.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
24/02/2020
Nhận bài sửa
25/04/2020
Chấp nhận đăng
04/05/2020
Xuất bản
28/06/2020
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
165
Số lần xem bài báo
243