Trang: 510-524 Phạm Thị ToanTóm tắtCác nghiên cứu về vật liệu có cơ tính biến thiên (FGM) đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây do vật liệu được sử dụng ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong bài báo này đã phân tích các đặc trưng động học của vỏ trụ mỏng FGM dưới tác dụng của lực khí động. Trên cơ sở lý thuyết biến dạng trượt bậc nhất và mô hình khí động lực theo lý thuyết Piston đã thiết lập các phương trình cơ bản của vỏ trụ FGM trong dòng khí chuyển động vượt âm. Phương pháp Galerkin, giả thiết Volmir và phương pháp Runge-Kutta bậc 4 đã được sử dụng cho phân tích động lực của vỏ. Mục tiêu nghiên cứu là tìm số Mach tới hạn của dòng khí làm cho vỏ mất ổn định khi thay đổi các tham số hình học của vỏ và chỉ số phân bố vật liệu thành phần. Kết quả số chỉ ra ảnh hưởng của các tham số hình học, các tính chất vật liệu đến các đặc trưng động lực phi tuyến của vỏ trụ FGM. Kết quả đã đạt là tìm được số Mach tới hạn của dòng khí làm cho vỏ mất ổn định.
Sự phát triển của sóng Stem dọc đê tường đứng dạng rỗng
Trang: 525-535 Vũ Văn Nghi, Phạm Văn KhôiTóm tắtSóng Stem là sóng được hình thành và phát triển dọc theo các công trình tường đứng do sự tương tác giữa sóng tới và sóng phản xạ khi sóng tới xiên góc với công trình và có thể gây nguy hiểm cho tàu bè cũng như công trình. Hơn nữa, sóng Stem có thể làm tăng lượng sóng tràn qua đê trong điều kiện thời tiết cực trị. Do đó, sóng Stem cần được lưu ý khi thiết kế đê tường đứng. Bài báo này sử dụng phương trình Boussinesq mở rộng cho sóng truyền trong môi trường rỗng để nghiên cứu về sự phát triển của sóng Stem phía trước đê tường đứng vách kín và đê tường đứng kết cấu rỗng. Các kết quả mô phỏng sóng Stem trong nghiên cứu này cho thấy sự phù hợp với các kết quả của mô hình SWASH và số liệu thí nghiệm từ mô hình vật lý. Đối với trường hợp đê tường đứng vách kín, sóng Stem đặc biệt thấy rõ khi góc sóng tới lớn và độ phi tuyến của sóng cao. Khi mô phỏng sóng tới đê tường đứng kết cấu rỗng, sóng Stem vẫn xuất hiện phía trước đê dù chiều cao sóng giảm đi do năng lượng sóng bị hấp thụ một phần qua đê rỗng. Kết quả của bài báo có thể được sử dụng trong các nghiên cứu về bồi xói phía trước đê tường đứng kết cấu rỗng.
Trang: 536-551 Trần Văn Khôi, An Thị Hoài Thu Anh, Đặng Việt PhúcTóm tắtThu hồi năng lượng dư thừa trên lưới tiếp xúc trả về lưới trung áp là một trong các biện pháp hiệu quả thu hồi năng lượng tái sinh trong quá trình hãm, xuống dốc của các đoàn tàu trong quá trình vận hành. Để đạt được hiệu quả thu hồi lớn nhất, bên cạnh chế độ điều khiển thì vị trí và dung lượng các bộ nghịch lưu đóng vai trò rất quan trọng. Bài báo này trình bày một phương pháp xác định vị trí tối ưu và dung lượng của các bộ nghịch lưu trong hệ thống cung cấp điện kéo cho các tuyến đường sắt đô thị. Mục tiêu là tìm được phương án bố trí nghịch lưu để tối thiểu hóa tổng chi phí tiêu thụ điện năng và chi phí đầu tư các bộ nghịch lưu, từ đó mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất. Phương pháp đề xuất được thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất áp dụng thuật toán trào lưu công suất để xác định mức năng lượng tiêu thụ và năng lượng thu hồi tại mỗi trạm điện kéo tương ứng với các trường hợp bố trí nghịch lưu trong các chế độ vận hành. Giai đoạn hai tìm kiếm vị trí và dung lượng các bộ nghịch lưu để tổng chi phí là tối thiểu. Thuật toán đề xuất được kiểm nghiệm trên một mô hình hệ thống cung cấp điện xây dựng theo số liệu tham khảo từ tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Kết quả mô phỏng cho trường hợp vận hành 11 đoàn tàu, thời gian từ 5h đến 22h hàng ngày trong 10 năm thì chi phí khi có trang bị nghịch lưu là 252,98 tỷ so với 340,6 tỷ khi không dùng nghịch lưu. Kết quả mô phỏng cho thấy hệ thống ví dụ được tối ưu hóa và khả năng tiết kiệm năng lượng của nó là đáng chú ý.
Trang: 552-564 Đỗ Xuân Quý, Vũ Thị NgaTóm tắtDầm trên nền đàn hồi là kết cấu phổ biến trong xây dựng công trình nói chung, công trình giao thông nói riêng, các kết cấu có thể kể đến như: Dầm móng đặt trên nền đàn hồi, hệ phao nổi trên mặt nước, hệ cọc trong đất, tà vẹt trên nền đá ba lát,… Các mô hình tính áp dụng trong thiết kế hiện nay giả thiết rằng dầm luôn luôn tiếp xúc với nền. Trong khi đó, nhiều trường hợp có một bộ phận của dầm không tiếp xúc với nền nên việc mô hình như trên là không phù hợp. Theo đó, các kết luận, khuyến cáo trong công tác tư vấn không sát với thực tế làm việc của dầm. Trong nghiên cứu này, tác giả công bố một loại phần tử mới có tên là dầm-nền dị hướng. Mỗi phần tử dầm-nền dị hướng là mô hình hóa của một phần tử dầm và nền trong phạm vi của nó. Phần tử này cho phép phân tích dầm trên nền đàn hồi có kể đến sự tiếp xúc và không tiếp xúc giữa dầm và nền bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Ứng xử của phần tử dầm và nền trong phạm vi của nó được mô tả bằng các biểu thức toán học rõ ràng khiến cho việc phân tích dầm trên nền đàn hồi với loại phần tử này sẽ hội tụ nhanh hơn so với các phương pháp khác.
Xây dựng chương trình tính toán xác định số lượng đầu máy vận dụng trong ngành đường sắt Việt Nam
Trang: 565-579 Vũ Văn Hiệp, Đỗ Đức TuấnTóm tắtSố lượng đầu máy vận dụng kéo tàu trên chính tuyến trong ngành đường sắt được xác định trên cơ sở khối lượng vận chuyển hoặc khối lượng luân chuyển hành khách và hàng hóa, và có thể tiến hành bằng phương pháp biểu đồ hoặc phương pháp giải tích. Trong phương pháp giải tích, số lượng đầu máy vận dụng có thể được tính theo quãng đường chạy trung bình ngày đêm, theo sản lượng trung bình ngày đêm và hệ số quay vòng của đầu máy. Nội dung bài báo trình bày quá trình xây dựng chương trình tính toán xác định số lượng đầu máy vận dụng theo hệ số quay vòng đầu máy, từ đó áp dụng cho việc tính toán xác định số lượng đầu máy vận dụng trên tuyến Hà Nội -Sài Gòn theo số liệu dự báo về khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa đến năm 2030. Chương trình cho phép rút ngắn thời gian, đảm bảo tính linh hoạt và thuận tiện trong quá trình tính toán với các phương án khác nhau.
Trang: 580-590 Đặng Minh Tân, Trần Danh HợiTóm tắtBài báo trình bày nghiên cứu về quy luật xe đến, cụ thể là thời gian xe đến thực tế trên một số tuyến đường đô thị ở Hà Nội. Thời gian xe đến là thông số quan trọng để mô tả dòng giao thông, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dòng giao thông, đến các thông số như là thời gian chờ, chiều dài dòng chờ trên mạng lưới giao thông đường bộ. Quy luật thời gian xe đến dùng để giải quyết các bài toán tổ chức giao thông cho các phương tiện khi đi qua nút giao thông, trạm thu phí, hay điểm tách, nhập vào đường cao tốc... Nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp xác định thời gian xe đến thực tế cho dòng xe hỗn hợp chạy không theo làn với dòng giao thông ở Việt Nam. Từ đó, tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu về yếu tố hình học và các dữ liệu khác như lưu lượng, thành phần xe chạy, thời gian xe đến thực tế trên ba đoạn đường trong đô thị ở Hà Nội. Bước đầu nghiên cứu tập trung vào phân tích quy luật dòng xe ở giờ thấp điểm. Mỗi một đoạn đường chọn khoảng thời gian 1 giờ để phân tích. Kết quả cho thấy thời gian xe đến của dòng xe hỗn hợp tuân theo quy luật phân phối Loga chuẩn ba tham số và phụ thuộc vào lưu lượng xe.
Trang: 591-604 Đoàn Thanh KỳTóm tắtCông tác quản lý chất lượng xây dựng (QLCLXD) công trình đóng vai trò rất quan trọng để dự án xây dựng đạt được mục tiêu về chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ, chi phí, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bày kết quả điều tra, đánh giá các tồn tại trong QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc giai đoạn 2010-2020 thông qua dữ liệu phỏng vấn sâu với 22 chuyên gia. Kết quả cho thấy, trong 37 tồn tại được nhận diện và đánh giá, có 12 tồn tại (chiếm 32,4%) có mức độ phổ biến rất lớn (với giá trị trung bình Mean trong khoảng 4,00 đến 5,00; p < 0,05), có 14 tồn tại (chiếm 37,8%) có mức độ phổ biến khá cao (với giá trị trung bình Mean trong khoảng 3.50 đến 3.99; p<0,05), và có 11 tồn tại (chiếm 29,8%) có mức độ phổ biến vừa (có giá trị Mean trong khoảng 3,00 đến 3,50; p < 0,05). Kết quả nghiên cứu đã giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về thực trạng và từ đó làm cơ sở để đề xuất các định hướng giải pháp hoàn thiện QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc.
Đánh giá và dự đoán biến động đường bờ dọc Tombolo Tam Hải, tỉnh Quảng Nam
Trang: 605-619 Vũ Minh Tuấn, Lương Phương Hậu, Nguyễn Viết Thanh, Hồ Sỹ TâmTóm tắtTombolo Tam Hải có ba mặt giáp biển và một mặt giáp sông Trường Giang, cũng là nơi hiện tượng xói lở và bồi tụ bờ biển diễn biến rất phức tạp. Trong nghiên cứu này, sự kết hợp của kỹ thuật viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) cùng với Hệ thống phân tích đường bờ kỹ thuật số (DSAS) và phương pháp hồi quy tuyến tính đã được áp dụng để trích xuất và đánh giá những thay đổi đường bờ trong quá khứ từ năm 1975 đến năm 2019 cũng như dự đoán vị trí của đường bờ trong tương lai (2030 và 2050) của Tombolo Tam Hải. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một bức tranh tổng thể rõ hơn về các vị trí cũng như tốc độ xói lở/bồi tụ tại khu vực trong quá khứ cũng như tương lai. Trong giai đoạn 1975-2019, quá trình xói lở và bồi tụ đan xen nhau. Hiện tượng xói lở vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối ở bờ biển Bắc với tốc độ xói lở lên đến -18,51 m/năm, trong khi đó, bờ biển Nam được bồi tụ phần lớn với tốc độ bồi tụ khoảng +1,1 m/năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn tương lai 2019-2050, cả hai khu vực bờ biển Bắc và Nam của Tombolo Tam Hải được dự đoán trải qua hiện tượng xói lở. Đánh giá biến động đường bờ bằng ảnh viễn thám đa thời gian cung cấp một công cụ nhanh chóng và chính xác trong công tác quản lý và bảo vệ bờ biển.
Trang: 620-635 Đỗ Quang Thắng, Nguyễn Văn QuânTóm tắtNghiên cứu này trình bày kết quả mô phỏng số và xây dựng hệ thống các công thức dự đoán độ bền tới hạn của chân giàn khoan ngoài khơi kiểu bán chìm khi bị tai nạn đâm va bởi các tàu dịch vụ. Các mô phỏng số được thực bởi phần mềm thương mại ABAQUS. Các mô phỏng khảo sát sự ảnh hưởng của các tham số cơ bản đến độ bền sau va chạm của kết cấu chân giàn khoan bán chìm với kích thước thực tế được thực hiện. Các tham số được khảo sát bao gồm: ảnh hưởng của tốc độ đâm va, ảnh hưởng của vị trí va chạm và ảnh hưởng của hình dạng mũi tàu dịch vụ khi va chạm. Sau khi khảo sát sự ảnh hưởng của các tham số đến độ bền của chân giàn khoan, hàng loạt các kịch bản khác nhau về tai nạn đâm va giữa tàu dịch vụ và chân giàn khoan thực tế được thực hiện. Tiếp theo, hệ thống công thức dự đoán độ bền tới hạn sau va chạm của các kết cấu chân giàn khoan bán chìm được đề xuất dựa trên các kết quả mô phỏng số và thuật toán hồi quy. Độ chính xác và tin cậy của các công thức đã đề xuất được đánh giá khi so sánh với kết quả mô phỏng và thí nghiệm đã công bố.
Trang: 636-645 Nguyễn Minh Khoa, Trần Văn ThắngTóm tắtTích chập suy rộng mới với hàm trọng đối với hai phép biến đổi tích phân Fourier cosine và Fourier sine được chúng tôi xây dựng và nghiên cứu trong bài báo này. Chúng tôi chứng minh sự tồn tại của tích chập suy rộng mới này trong không gian L(R¬+). Đẳng thức nhân tử hóa cốt yếu với sự có mặt của hai phép biến đổi tích phân khác biệt là Fourier cosine, Fourier sine và hàm trọng cùng một số tính chất khác như tính không giao hoán, tính không kết hợp khác với các tích chập của một phép biến đổi tích phân được phát biểu và chứng minh. Cuối cùng là áp dụng tích chập suy rộng mới được xây dựng để giải hệ phương trình tích phân kiểu Toeplitz-Hankel và nhận được nghiệm dưới dạng đóng. Trong ba thập niên trở lại đây, tích chập suy rộng được các nhà toán học quốc tế và trong nước quan tâm nghiên cứu. Đồng thời các nhà toán học cũng ứng dụng chúng trong việc giải các bài toán về phương trình tích phân, phương trình vi tích phân,… Vì vậy, việc nghiên cứu tích chập suy rộng là vấn đề thời sự. Do đó, nhóm tác giả chúng tôi đã viết bài báo này.
Biến đổi Fourier hàm suy rộng và nghiệm của phương trình đạo hàm riêng
Trang: 646-659 Nguyễn Sỹ Anh TuấnTóm tắtViệc nghiên cứu tính chính quy hay độ trơn của nghiệm của phương trình đạo hàm riêng trong lớp hàm suy rộng đã kích thích một hướng Toán học quan trọng phát triển. Bài viết này trình bày biến đổi Fourier trong không gian Schwartz và không gian các hàm suy rộng để nghiên cứu nghiệm suy rộng, nghiệm yếu, nghiệm cơ bản của phương trình đạo hàm riêng đã và đang được nhiều nhà toán học quan tâm. Phần 2 đưa vào các ký hiệu hình học và các không gian hàm cần thiết để người đọc dễ theo dõi các phần tiếp theo. Biến đổi Fourier trong không gian Schwartz được đưa vào ở phần 3. Phần 4 dành cho việc trình bày biến đổi Fourier hàm suy rộng. Các bài toán về nghiệm suy rộng, nghiệm yếu và nghiệm cơ bản của phương trình đạo hàm riêng được trình bày ở phần 5. Kết quả của nghiên cứu cho thấy phương trình đạo hàm riêng đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa toán học và ứng dụng, thúc đẩy sự phát triển các ý tưởng toán học trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trang: 660-671 Trần Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Minh, Trọng Kiến DươngTóm tắtHiện nay việc ứng dụng chất kết dính vô cơ trong gia cố đất đã được sử dụng phổ biến trong xây dựng giao thông ở Việt Nam, vật liệu Polyme cũng được sử dụng trong xây dựng dân dụng và sản xuất vật liệu xây dựng. Việc sử dụng các phụ gia polyme dùng trong đất gia cố xi măng cũng bước đầu được nghiên cứu và ứng dụng thí điểm trên một số công trình đường giao thông nông thôn. Tuy vậy, việc ứng dụng phụ gia polyme trong gia cố nền đường sắt, với những đặc trưng của nó về điều kiện làm việc và tải trọng, hiện còn rất mới mẻ và chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Bài báo giới thiệu những kết quả nghiên cứu bước đầu về việc sử dụng phụ gia polyme trong gia cố nền đường sắt bằng xi măng trên đoạn tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, đây là đoạn tuyến xuất hiện nhiều vị trí nền đường bị phá hoại do đất có độ trương nở lớn, sức chịu tải kém. Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm trong phòng đối với mẫu đất đắp nền đường trên tuyến để đánh giá ảnh hưởng của phụ gia polyme trong việc cải thiện các chỉ tiêu cơ lý liên quan đến sức chịu tải cho nền đường sắt, từ đó đề xuất lựa chọn hàm lượng xi măng và phụ gia polyme phù hợp để nâng cao sức chịu tải cho nền đường khu vực nghiên cứu đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.