Đánh giá vai trò của phụ gia polyme trong việc gia cố đất bằng xi măng để nâng cao sức chịu tải nền đường sắt

  • Trần Quốc Đạt

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Thanh Minh

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Trọng Kiến Dương

    Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Số 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Email: dattq@utc.edu.vn
Từ khóa: Nền đường sắt, phụ gia polyme, đất gia cố xi măng, Geostab.

Tóm tắt

Hiện nay việc ứng dụng chất kết dính vô cơ trong gia cố đất đã được sử dụng phổ biến trong xây dựng giao thông ở Việt Nam, vật liệu Polyme cũng được sử dụng trong xây dựng dân dụng và sản xuất vật liệu xây dựng. Việc sử dụng các phụ gia polyme dùng trong đất gia cố xi măng cũng bước đầu được nghiên cứu và ứng dụng thí điểm trên một số công trình đường giao thông nông thôn. Tuy vậy, việc ứng dụng phụ gia polyme trong gia cố nền đường sắt, với những đặc trưng của nó về điều kiện làm việc và tải trọng, hiện còn rất mới mẻ và chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Bài báo giới thiệu những kết quả nghiên cứu bước đầu về việc sử dụng phụ gia polyme trong gia cố nền đường sắt bằng xi măng trên đoạn tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, đây là đoạn tuyến xuất hiện nhiều vị trí nền đường bị phá hoại do đất có độ trương nở lớn, sức chịu tải kém. Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm trong phòng đối với mẫu đất đắp nền đường trên tuyến để đánh giá ảnh hưởng của phụ gia polyme trong việc cải thiện các chỉ tiêu cơ lý liên quan đến sức chịu tải cho nền đường sắt, từ đó đề xuất lựa chọn hàm lượng xi măng và phụ gia polyme phù hợp để nâng cao sức chịu tải cho nền đường khu vực nghiên cứu đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Thanh Tùng, Lê Văn Cử, Bùi Thị Trí, Nền đường sắt, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2005.
[2]. Tống Tôn Kiên, Phạm Thị Vinh Lanh, Lê Trung Thành, Bê tông Geopolymer – những thành tựu, tính chất và ứng dụng, Hội nghị khoa học kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Viện KHCN Xây Dựng, 11-2013.
[3]. Phạm Thái, Nghiên cứu tính chất cơ lý của vật liệu Geopolymer cốt sợi poly-propylen để chế tạo gạch, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, 09-2016. http://fceam.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fceam/LuanVanThacSi/XDDD_2015A/15A_PhamThai_HCMUTE_FCE.pdf
[4]. M. M. Cherif, M. Amal, B. Ramdane, Effect of swelling mineral on geotechnical characteristics of clay soil, MATEC Web of Conferences, 149 (2018) 02067. https://doi.org/10.1051/matecconf/201814902067
[5]. Roy Whitlow, Basic soil mechanics, Longman Scientific & Technical, 1995.
[6]. K. Lejcus, M. Spitalniak, J. Dabrowska, Swelling Behaviour of Superabsorbent Polymers for Soil Amendment under Different Loads, Polymers, 10 (2018) 271. https://doi.org/10.3390/polym10030271
[7]. John L. Provis, Jannie S.J.van Deventer, Geopolymers structure, processing, properties and industrial applications, Woodhead publishing limited, 2009.
[8]. Kent Newman, Jeb S. Tingle, Emulsion polymers for soil stabilization, U.S. Army Engineer Research and Development Center 3909 Halls Ferry Road.
[9]. Alan F.Rauch, Lynn E.Katz, Howard M. Lijestrand, An analysis of the mechanisms and efficacy of three liquid chemical soil stabilizers, Center for Transportation Research, the University of Texas at Austin; Springfield, Va: Available through the National Technical Information Service, 2003. https://ctr.utexas.edu/wp-content/uploads/pubs/1993_1_volume1.pdf
[10]. Teewara Suwan, Development of self-cured geopolymer cement, A thesis submitted for the degree of Doctor of Philosophy, Department of Mechanical, Aerospace & Civil Engineering Brunel University London, March 2016. https://bura.brunel.ac.uk/handle/2438/12975
[11]. Soil-Cement Construction Handbook (EB003.10S), Engineering Bulletin, Portland Cement Association (PCA), 1995.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
08/03/2021
Nhận bài sửa
25/05/2021
Chấp nhận đăng
27/05/2021
Xuất bản
15/06/2021
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
138
Số lần xem bài báo
178