Trang: 835-848 Nguyễn Đắc Đức, Nguyễn Ngọc Long, Trần Đức Nhiệm, Hoàng Nhật MinhTóm tắtKết cấu nhịp cầu dầm lắp ghép phân đoạn được hình thành từ các khối đúc sẵn. Các khối này liên kết với nhau tại vị trí mối nối nhờ cáp dự ứng lực, khóa chống cắt và keo liên kết. Khả năng chịu mô men của mặt cắt tại vị trí mối nối nhờ vào cáp dự ứng lực và khả năng chịu nén của bê tông được tính toán như kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực chịu uốn thông thường. Tuy nhiên, vị trí mối nối không bố trí cốt thép thường và cốt thép đai do đó khả năng chịu cắt của mối nối phụ thuộc vào khả năng chịu cắt của bản thân khóa chống cắt, ma sát phần tiếp xúc phẳng và thành phần tham gia của cốt thép dự ứng lực nếu có. Điều này đã được chỉ ra bởi rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm, mô phỏng và thể hiện trong các Tiêu chuẩn tính toán thiết kế như AASHTO, DIN, EURO CODE, BS...trong đó khả năng chịu cắt của bản thân khóa chống cắt chiếm tỷ trọng đáng kể. Khả năng chịu cắt của khóa không chỉ phụ thuộc vào cường độ bê tông, chiều cao khóa mà còn phụ thuộc rất lớn vào chiều sâu khóa. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đưa ra công thức tính khả năng chịu cắt của bản thân khóa cũng như mối nối tuy nhiên mới thực hiện trên một hoặc một số kích thước khóa cụ thể do đó không phản được ảnh hưởng của chiều sâu khóa đến ứng xử chịu cắt của bản thân khóa. Bài báo tập trung khảo sát khả năng chịu cắt của một khóa chống cắt đơn không bố trí cốt thép và có bố trí cốt thép khi thay đổi chiều sâu khóa trong khi chiều cao khóa không đổi để xác định chiều sâu khóa hợp lý nhằm góp phần hoàn thiện công tác thiết kế cũng như khai thác bảo dưỡng kết cấu cầu dầm bê tông cốt thép lắp ghép phân đoạn.
Trang: 849-861 Bùi Thanh Tùng, Lê Phạm TiếnTóm tắtTrong dự tính sức kháng cắt cho các dầm bê tông cốt thép (BTCT), mô hình trường nén cải tiến đơn giản hóa (Simplified Modified Compression Field Theory-SMCFT) đã được đưa vào áp dụng trong nhiều tiêu chuẩn về kết cấu bê tông trên thế giới. Ở tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823-2017, mô hình SMCFT còn được biết đến với tên gọi là phương pháp tổng quát (a). Trên cơ sở tham khảo các tài liệu liên quan, bài báo trình bày về mô hình SMCFT trong tiêu chuẩn TCVN 11823-2017 của Việt Nam, đồng thời những sai sót trong việc biên soạn tiêu chuẩn cho cách tiếp cận ước tính sức kháng cắt theo phương pháp này cũng được chỉ ra. Các tính toán dự tính sức kháng cắt cho dầm BTCT theo mô hình này cũng được trình bày và so sánh với các kết quả thực nghiệm được tham khảo từ một số tài liệu về cắt. Qua đó cho thấy sự hiệu quả và sự tiện dụng của phương pháp này trong dự tính sức kháng cắt cho dầm BTCT cũng như sự cần thiết phải bổ sung, đính chính để tiêu chuẩn TCVN 11823-2017 có được độ tin cậy trong khi sử dụng cho những tính toán, thiết kế kết cấu của các công trình cầu về mặt kháng cắt ở Việt Nam
Nghiên cứu ảnh hưởng khi vận hành thiết bị cơ khí tới rung động đất nền
Trang: 862-878 Nguyen Thi Cam Nhung, Nguyen Duc Binh, Nguyen Huu QuyetTóm tắtTrong các khu công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy công nghiệp cơ khí, xây dựng, việc vận hành các máy móc, thiết bị nặng phục vụ công tác gia công, sản xuất có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sự ổn định trong đất nền. Việc nghiên cứu rung động trong đất nền đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học cả trong và ngoài nước do tính chất quan trọng của vấn đề. Bài báo này tập trung vào phương pháp đo thực nghiệp, xử lý số liệu phù hợp để từ đó phân tích, xác định được ảnh hưởng của rung động đất nền từ hoạt động sản xuất công nghiệp tại nhà máy KVB – tỉnh Bình Dương đối với các khu vực xung quanh. Từ kết quả thu được tiến hành so sánh, đối chiếu với điều kiện thực tế và các tiêu chuẩn hiện hành liên quan để đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn cho những công trình lân cận. Kết quả của bài báo có thể được áp dụng một cách hiệu quả cho công tác quan trắc và đánh giá ảnh hưởng của rung động đất nền từ hoạt động sản xuất công nghiệp tới các công trình xung quanh
Trang: 879-889 Trần Thị Bích Thảo, Nguyễn Tiến DũngTóm tắtBê tông tái chế là một loại vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường và góp phần hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bê tông đầm lăn (BTĐL) sử dụng cốt liệu tái chế đã được ứng dụng thành công trong kết cấu áo đường tại một số quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu này trình bày một số đặc tính cơ học của BTĐL sử dụng cốt liệu lớn tái chế từ bê tông phế thải (CLLTC), ứng dụng làm lớp móng đường ô tô. CLLTC được thay thế cho cốt liệu lớn tự nhiên với các hàm lượng là 0%, 30%, 50%, 75% và 100%. Thành phần vật liệu của BTĐL được thiết kế theo nguyên lý cơ học đất (độ ẩm tối ưu và khối lượng thể tích khô lớn nhất). Khi sử dụng CLLTC với hàm lượng 75% và 100%, cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi giảm khoảng 25-35% trong khi cường độ ép chẻ và mô đun đàn hồi giảm khoảng 20-25%. Khi thay thế 100% cốt liệu lớn tự nhiên bằng CLLTC thì BTĐL vẫn đạt được các chỉ tiêu cơ học để làm lớp móng mặt đường bê tông xi măng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc sử dụng loại vật liệu này trong xây dựng công trình giao thông tại Việt Nam
Chế tạo và thử nghiệm thiết bị đo biến dạng phục vụ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu
Trang: 890-899 Lê Mạnh Tuấn, Võ Xuân LýTóm tắtThiết bị đo biến dạng độ chính xác cao đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải. Tuy nhiên, các thiết bị trong nước đều là nhập khẩu với giá thành cao và phần mềm đi kèm chỉ hỗ trợ xuất kết quả thô của phép đo dẫn đến khó khăn trong việc xử lý hậu kỳ các nghiên cứu có dùng phép đo biến dạng. Ngoài ra, trong phép đo biến dạng trong quan trắc công trình, việc sử dụng dây dẫn dài là một thách thức lớn đối với độ chính xác của thiết bị. Trong bài báo này, giải pháp thiết kế chế tạo thiết bị đo độ biến dạng với độ chính xác lên tới ± 0,2% dựa trên cảm biến Strain Gauge được trình bày. Thiết bị bao gồm mạch chế biến tín hiệu giao tiếp với cảm biến kết nối với bộ xử lý và truyền thông và phần mềm trên máy tính hiển thị và ghi kết quả đo. Kết quả đo được kiểm chứng với máy đo biến dạng DRA-30A, cho thấy thiết bị chế tạo có độ chính xác là tương đương
Ứng dụng công nghệ giảm áp suất tức thì trong sản xuất bột thực phẩm
Trang: 900-909 Nguyễn Đức QuangTóm tắtQuy trình sản xuất bột thực phẩm luôn hướng tới việc đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm bột có chất lượng cao và an toàn. Các quy trình sản xuất bột thông thường hiện nay cho thấy một số hạn chế về mặt chất lượng và chi phí sản xuất cao. Công nghệ giảm áp suất tức thì sử dụng hơi nước ở áp suất cao và thời gian xử lý ngắn đã mang lại cho nguyên vật liệu một cấu trúc sinh học mới có nhiều lỗ rỗng và được xem là một giải pháp để khắc phục hiện tượng co rút sản phẩm sau quá trình sấy. Bài báo này nhằm giới thiệu một quy trình sản xuất mới và hệ thống lại một số kết quả nghiên cứu đã đạt được. Bằng cách chèn thêm một giai đoạn xử lý bằng công nghệ giảm áp suất tức thì vào quy trình sản xuất bột thông thường, nhiều tính chất vật lý của bột đã được cải thiện, khả năng nhiễm vi sinh vật giảm đáng kể, hàm lượng vitamin trong sản phẩm giữ được cao hơn và thời gian sấy giảm mạnh giúp giảm được tiêu hao năng lượng trong sản xuất
Trang: 910-924 Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thanh Chương, Từ Sỹ SùaTóm tắtTổng quan nghiên cứu nhấn mạnh việc thiếu các công trình chuyên sâu về hành vi lựa chọn phương tiện đi học đối với học sinh trung học phổ thông. Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành phân tích định lượng các yếu tố tác động tới hành vi lựa chọn phương tiện đi học của học sinh trong độ tuổi 16-18. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện dựa trên phần trả lời được thu thập vào tháng 3 năm 2022 của hơn 800 phụ huynh có con hiện đang là học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và mô hình hồi quy đa thức (Multinomial Logit Regression - MLR), chúng tôi tìm ra sự ảnh hưởng của hàng loạt yếu tố tới việc lựa chọn một trong ba nhóm phương tiện chính gồm: (1) xe đạp điện, (2) xe máy, và (3) đi bộ/ xe đạp. Kết quả chỉ ra rằng lứa tuổi càng lớn, thu nhập của hộ gia đình càng cao, sống ở nhà riêng dưới mặt đất, cảm nhận tích cực về tính dễ sử dụng và tính hữu ích của xe máy, cảm nhận rủi ro thấp khi đi xe máy là những yếu tố chính thúc đẩy sử dụng xe máy ở học sinh trung học phổ thông. Trên cơ sở kết quả về yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi đề xuất các các giải pháp để thúc đẩy đi lại xanh và an toàn sử dụng xe đạp điện và đi bộ/ xe đạp đối với học sinh
Trang: 925-933 Nguyễn Thị Hương Giang, Vũ Nguyên ThànhTóm tắtVật liệu Composite có cốt liệu là vi cầu thủy tinh rỗng nền epoxy rất được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây do ngoài những ứng dụng làm vật liểu nổi của hàng hải, nó còn được ứng dụng làm vật liệu mật độ thấp trong điện tử. Bài báo nghiên cứu xây dựng mô hình số PTHH để tính toán hằng số điện môi của vật liệu Composite có cốt liệu là vi cầu thủy tinh rỗng đặt trong nền epoxy (vật liệu bọt thủy tinh), khi tỉ lệ thể tích vi cầu thủy tinh biến đổi từ 0 tới 60%, độ dày thành thủy tinh và bán kính ngoài thay đổi. Mô hình số xây dựng với vật liệu tuần hoàn có nhân tử tuần hoàn là lập phương đơn giản, lập phương tâm khối, lập phương tâm mặt với sự hỗ trợ của phần mềm có mã nguồn mở Cast3m. Trên nhân tuần hoàn, các điều kiện tuần hoàn cho cảm ứng điện trường và trường điện thế vi mô được thỏa mãn. Sau đó, áp dụng tính toán cho bốn dạng hạt của vi cầu thủy tinh là K1, K20, S38HS và S60HS sản xuất tại công ty 3M China. Kết quả số đạt được so sánh với kết quả của đường bao Hashin-Strikman, với kết quả theo công thức giải tích, kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trước để kiểm tra độ tin cậy. Kết quả của nghiên cứu này bổ sung thêm lý thuyết tính toán, dự báo hằng số điện môi hiệu dụng của vật liệu bọt thủy tinh
Trang: 934-942 Lê Hùng Lân, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Văn HảiTóm tắtHệ thống điều khiển tiếp xúc giữa cần tiếp điện và dây điện lưới có vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng cung cấp điện cho tàu đường sắt khi chuyển động. Nhiệm vụ của hệ thống điều khiển là đảm bảo lực tiếp xúc giữa cần và dây được ổn định trong điều kiện độ cứng của cần thay đổi khi trượt theo dây. Các công trình đã công bố trước đây thường giả thiết độ cứng của cần là cố định để tính toán tham số PID rồi mô phỏng thay đổi độ cứng để kiểm tra có ổn định bền vững hay không. Cách làm này không triệt để, tin cậy. Bài báo đưa ra phương pháp phân tích và tổng hợp bộ điều khiển PI bền vững cho hệ thống cần-dây khi độ cứng này thay đổi. Phương pháp kiểm tra tính ổn định bền vững của hệ thống khi độ cứng của cần thay đổi được lập luận và chứng minh toán học chặt chẽ. Phương pháp này có tính đơn giản và trực quan, dễ hiểu. Hiệu quả của phương pháp đã đưa ra được đánh giá thông qua mô phỏng trên máy tính bằng phần mềm Matlab