Nghiên cứu một số đặc tính cơ học của bê tông đầm lăn sử dụng cốt liệu lớn tái chế từ bê tông phế thải

  • Trần Thị Bích Thảo

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
  • Nguyễn Tiến Dũng

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyen.tiendung@utc.edu.vn
Từ khóa: Bê tông đầm lăn, cốt liệu tái chế, bê tông tái chế, cường độ chịu nén, cường độ ép chẻ, mô đun đàn hồi

Tóm tắt

Bê tông tái chế là một loại vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường và góp phần hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bê tông đầm lăn (BTĐL) sử dụng cốt liệu tái chế đã được ứng dụng thành công trong kết cấu áo đường tại một số quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu này trình bày một số đặc tính cơ học của BTĐL sử dụng cốt liệu lớn tái chế từ bê tông phế thải (CLLTC), ứng dụng làm lớp móng đường ô tô. CLLTC được thay thế cho cốt liệu lớn tự nhiên với các hàm lượng là 0%, 30%, 50%, 75% và 100%. Thành phần vật liệu của BTĐL được thiết kế theo nguyên lý cơ học đất (độ ẩm tối ưu và khối lượng thể tích khô lớn nhất). Khi sử dụng CLLTC với hàm lượng 75% và 100%, cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi giảm khoảng 25-35% trong khi cường độ ép chẻ và mô đun đàn hồi giảm khoảng 20-25%. Khi thay thế 100% cốt liệu lớn tự nhiên bằng CLLTC thì BTĐL vẫn đạt được các chỉ tiêu cơ học để làm lớp móng mặt đường bê tông xi măng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc sử dụng loại vật liệu này trong xây dựng công trình giao thông tại Việt Nam

Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Duy Hữu, Ngô Xuân Quảng, Mai Đình Lộc, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thanh Hà, Vật liệu xây dựng, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, 2017.
[2]. Phạm Duy Hữu, Đào Văn Đông, Phạm Duy Anh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Đình Hải, Vật liệu mới trong xây dựng công trình giao thông, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, 2018.
[3]. A. Katz, Properties of concrete made with recycled aggregate from partially hydrated old concrete, Cement and concrete research, 33 (2003) 703-711. https://doi.org/10.1016/S0008-8846(02)01033-5
[4]. K. Eguchi, K. Teranishi, A. Nakagome, H. Kishimoto, K. Shinozaki, M. Narikawa, Application of recycled coarse aggregate by mixture to concrete construction, Construction and Building Materials, 21 (2007) 1542-1551. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2005.12.023
[5]. M. Etxeberria, A. Vanquez, A. Mari, M. Barra, Influence of amount of recycled coarse aggregates and production process on properties of recycled concrete, Cement and concrete research, 37 (2007) 735-742. https://doi.org/10.1016/j.cemconres.2007.02.002
[6]. C.S Poon, Z.H Shui, L. Lam, Effect of microstructure of ITZ on compressive strength of concrete prepared with recycled aggregates, Construction and Building Materials, 18 (2004) 461–468. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2004.03.005
[7]. MS. De Juan, P.A Gutiérrez, Study on the influence of attached mortar content on the properties of recycled concrete aggregate, Construction and Building Materials, 23 (2009) 872-877. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2008.04.012
[8]. Nguyễn Tiến Dũng, Nghiên cứu ảnh hưởng của loại và hàm lượng cốt liệu nghiền tư bê tông phế thải đến tính năng cơ học của bê tông, Tạp chí Giao thông vận tải, 12(2017).
[9]. Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Việt Hải, Nghiên cứu một số đặc tính của bê tông sử dụng cát nghiền từ phế thải xây dựng, Tạp chí Giao thông vận tải, 11 (2019).
[10]. Bộ Xây dựng, TCVN 6260:2020: Xi măng Poóc Lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật, 2020.
[11]. Bộ Xây dựng, TCVN 10302:2014: Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông và vữa xây dựng, 2014.
[12]. ASTM C33-03, Standard Specification for Concrete Aggregates, ASTM International, 2003.
[13]. Bộ Xây dựng, TCVN 4506:2012: Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật, 2012.
[14]. Bộ Giao thông Vận tải, Số 3230/QĐ-BGTVT: Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông, 2012.
[15]. Tổng cục đường bộ Việt Nam, TCCS 40:2022/TCĐBVN: Thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng công trình giao thông, 2022.
[16]. ACI 325.10R-95 (R2001), Report on Roller CoMPacted Concrete Pavements, Reported by ACI Committee 325, 2001.
[17]. ASTM D1557-12, Standard Test Methods for Laboratory CoMPaction Characteristics of Soil Using Modified Effort, ASTM International, 2012.
[18]. ASTM C39/C39M-14, Standard Test Method for Compressive Strength of Cylindrical Concrete Specimens, ASTM International, 2014.
[19]. ASTM C496/C496M, Standard Test Method for Splitting Tensile Strength of Cylindrical Concrete Specimens, ASTM International, 2019.
[20]. ASTM C 469-14, Standard Test Method for Static Modulus of Elasticity and Poisson’s Ratio of Concrete in Compression, ASTM International, 2014.
[21]. Bộ Giao thông Vận tải, Tiêu chuẩn ngành 22TCN 211:2006: Áo đường mềm – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế, 2006.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
18/11/2022
Nhận bài sửa
11/12/2022
Chấp nhận đăng
13/12/2022
Xuất bản
15/12/2022
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
97
Số lần xem bài báo
57