Đánh giá tuổi thọ mỏi cho khung giá chuyển hướng của toa xe hàng MC
Trang: 1-10 Đỗ Đức Tuấn, Vũ Tuấn ĐạtTóm tắtĐể đánh giá tuổi thọ mỏi cho khung giá chuyển hướng của toa xe hàng MC (chở container) do Việt Nam sản xuất, phân tích động lực học kết cấu cho mô hình phần tử hữu hạn của khung giá chuyển hướng đã được thực hiện với tải trọng thay đổi trên miền thời gian có được từ kết quả mô phỏng động lực học đa vật thể với kích thích từ đường ray không bằng phẳng. Tuổi thọ mỏi của khung giá chuyển hướng được tính toán trên cơ sở phương pháp ứng suất danh nghĩa và đánh giá theo QCVN 87-2015-BGTVT.
Khử nhiễu tín hiệu điện tim sử dụng giải thuật ngưỡng Wavelet dịch bất biến
Trang: 11-20 Đỗ Xuân ThiệuTóm tắtXử lý tín hiệu điện tim ECG sử dụng biến đổi wavelet đã được thực hiện hiệu quả trong chẩn đoán y học. Việc xử lý tín hiệu điện tim cơ bản là khử nhiễu và tách các điểm đặc trưng phát hiện các sóng, đỉnh sóng, tính nhịp tim. Các phương pháp xử lý tín hiệu truyền thống thường sử dụng phép biến đổi wavelet rời rạc DWT. Tuy nhiên, DWT có thể sinh ra những dao động giả tạo làm méo dạng tín hiệu. Bài báo đề xuất một giải thuật ngưỡng wavalet dịch bất biến dựa trên cơ sở biến đổi wavelet rời rạc dịch bất biến TIDWT để khử nhiễu tín hiệu điện tim, loại bỏ được những nhiễu phát sinh gây ra do quá trình biến đổi tín hiệu, nâng cao hiệu quả khử nhiễu. Hiệu năng của thuật toán đề xuất sẽ được đánh giá bằng mô phỏng trên đồ thị và tính toán tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR.
Trang: 21-31 Ngô Văn MinhTóm tắtBài báo tiến hành phân tích dự đoán nguyên nhân gây ra các vết nứt xiên trên vách dầm hộp kết cấu nhịp cầu đúc hẫng cân bằng ở Việt Nam. Các vết nứt dạng này đã được tìm thấy ở một số các cầu điển hình như cầu Tân Đệ (Thái Bình), cầu Trạm Bạc (Hải Phòng),… Các vết nứt có thể đã xuất hiện trong quá trình thi công và phát triển thêm trong quá trình khai thác. Kết quả phân tích sẽ chỉ ra các nguyên nhân có thể, từ đó có thể tìm ra các giải pháp khắc phục hoặc các khuyến cáo trong thiết kế để không xảy ra các hư hỏng tương tự.
Tính toán và lựa chọn kết cấu khung sườn máy bay tải trọng 10 kg sử dụng trong nông nghiệp
Trang: 32-42 Nguyễn Song Thanh Thảo, Dương Văn Hòa, Vũ Ngọc ÁnhTóm tắtBài báo đưa ra tính toán thiết kế kết cấu cho máy bay phục vụ nông nghiệp mà thỏa mãn các yêu cầu về thực trạng ở nước ta. Thiết kế dựa trên việc phân tích khả năng chịu tải của kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn và tiêu chuẩn phá hủy Tsai-Wu áp dụng cho composite. Kết cấu được chia thành nhiều phần và được phân tích riêng rẽ bằng cách sử dụng các điều kiện biên và tải áp dụng phù hợp. Dựa trên các phân tích về trường chuyển vị, trường ứng suất và tiêu chuẩn Tsai-Wu, bài báo đưa ra lựa chọn vật liệu phù hợp cho từng bộ phận, bao gồm khung chính và cánh tay rotor. Một mô hình đầy đủ được thực hiện cho thấy kết quả thiết kế hợp lý. Ngoài ra mô hình chế tạo thực tế cho thấy máy bay hoạt động ổn định và bền vững.
Mô hình hóa ứng xử kết cấu bản mặt cầu thép - bê tông nhựa chịu uốn 5 điểm
Trang: 43-52 Trần Anh Tuấn, Lê Bá Anh, Hoàng Việt Hải, Nguyễn Quang TuấnTóm tắtMục tiêu của nghiên cứu này là phân tích ứng xử của bản mặt cầu thép có sử dụng lớp phủ bằng bê tông asphalt dưới tác động của tải trọng cục bộ. Để đạt được mục đích nêu trên, phương pháp phần tử hữu hạn được ứng dụng để mô phỏng thí nghiệm uốn năm điểm. Trong mô phỏng này, ứng xử của bê tông asphalt được xem là đàn nhớt tuyến tính. Loại vật liệu này biểu hiện tính chất phụ thuộc vào thời gian trong mối quan hệ ứng suất - biến dạng, trong mô phỏng số tính chất này được biểu diễn bằng chuỗi Prony. Kết quả thu được trong bài báo này được so sánh với kết quả thí nghiệm đã thực hiện.
Ảnh hưởng của độ rỗng tới cường độ bê tông độ rỗng cao
Trang: 53-62 Trần Bảo ViệtTóm tắtBài báo có nội dung chính là thiết lập mối quan hệ giải tích giữa độ rỗng và cường độ của vật liệu bê tông rỗng. Dựa trên mô hình cải tiến 3 pha quả cầu lồng nhau với pha lỗ rỗng hình cầu được bao quanh bởi lớp vỏ vật liệu bê tông nằm trong miền vật liệu trung bình, trường ứng suất và biến dạng của vật liệu được tính toán, từ đó các đặc trưng trung bình về mô đun đàn hồi và cường độ được thiết lập phụ thuộc vào các thông số của vật liệu. Một số so sánh giữa kết quả lý thuyết và thực nghiệm được thực hiện để kiểm chứng hiệu quả của mô hình.
Mô phỏng tính toán độ thấm của bê tông sợi thép có tính đến ảnh hưởng của tải trọng
Trang: 63-72 Phạm Đức Thọ, Trần Thế Truyền, Bùi Anh Thắng, Hồ Xuân BaTóm tắtNghiên cứu này sử dụng mô hình lưới (lattice model) để mô phỏng sự hình thành và phát triển các vi khe nứt và ảnh hưởng của nó đến hệ số thấm của cấu kiện bê tông tăng cường sợi thép (FRC). Trong mô hình này, bê tông được xem là bão hòa nước và bỏ qua ảnh hưởng của hiện tượng mao dẫn. Luật ứng xử kết hợp cơ-thủy được phát triển dựa trên mô hình cơ học phá hủy Mazars với sự tăng độ thấm của bê tông là 1 hàm lập phương của độ mở rộng vết nứt. So sánh kết quả mô phỏng với thực nghiệm cho thấy mô hình đề xuất là 1 công cụ hữu hiệu cho phép đánh giá độ mở rộng vết nứt và ảnh hưởng của nó đến sự thay đổi hệ số thấm của bê tông sợi thép, có vai trò quan trọng trong việc phân tích độ bền của các kết cấu bê tông cốt sợi thép.
Trang: 73-84 Trần Việt Hưng, Đỗ Văn TrungTóm tắtBài báo này trình bày về một phương pháp lặp để tính toán ứng suất trong bê tông và cốt thép của các cấu kiện chịu nén uốn phức tạp ở Trạng Thái Giới Hạn Sử Dụng (TTGH SD) có xét đến khả năng chịu kéo của bê tông. Phương pháp này dựa trên phương pháp trọng tâm (Gravity Method – GM) cho các mặt cắt có vật liệu đồng nhất được mở rộng và phát triển cho các kết cấu có mặt cắt bê tông cốt thép chịu tải trọng nén uốn đồng thời. Các thuật toán của phương pháp này được xây dựng thành chương trình tính toán có tên “FSBiax” dựa trên nền phần mềm MATLAB. Các thuật toán này có tính hội tụ nhanh và đáng tin cậy. Các ví dụ tính toán để kiểm tra và kiểm chứng “FSBiax” được trình bày từ đơn giản đến phức tạp và được so sánh với phần mềm RESPONSE 2000. Chương trình “FSBiax” cho phép đánh giá kết cấu BTCT chịu nén uốn phức tạp ở TTGH SD theo tiêu chuẩn Việt Nam 11823-2017.