Trang: 1707-1721 Thạch Bảo Quyên, Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Ngọc Kiên, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Dư Khánh Thắng, Nguyễn Minh HiếuTóm tắtGiao hàng chặng cuối (last-mile delivery – LMD) là lĩnh vực ngày càng phổ biến tại các đô thị của các nước đang phát triển – nơi hiện đang chứng kiến sự bùng nổ của của mua sắm trực tuyến sau kỷ nguyên COVID-19. Để dịch vụ này phát triển bền vững, cần thiết phải thấu hiểu đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ LMD. Bài báo này trình bày một nghiên cứu định lượng về các yếu tố tác động tới chất lượng dịch vụ giao đồ ăn của Grab ở Hà Nội. Một bảng hỏi được xây dựng dựa trên thang đo SERVQUAL được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 350 khách hàng. Hai phương pháp phân tích được sử dụng là phân tích nhân tố khám phá và hồi quy logit thứ bậc. Chúng tôi phát hiện ra 03 nhân tố ẩn tác động tới chất lượng dịch vụ bao gồm : (1) Tin cậy và đảm bảo, (2) Đồng cảm và trách nhiệm, (3) App và yếu tố hữu hình. Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là tin cậy và đảm bảo. Nhóm tuổi và trình độ học vấn cũng là những biến dự báo có ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở kết quả các yếu tố ảnh hưởng, một số đề xuất về chính sách được đề xuất để nâng cao chất lượng dịch vụ LMD
Trang: 1722-1734 Hà Thanh Tùng, Đoàn Việt Hưng, Bùi Thùy Trinh, Hà Thị Khánh Linh, Trần Thu Thúy, Nguyễn Trí Anh, Nguyễn Thanh VânTóm tắtPhát triển vận tải hành khách công cộng là ưu tiên hàng đầu của chính quyền các đô thị trong xây dựng một thành phố phát triển văn minh và xanh. Tuy nhiên, để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ này là điều không dễ dàng vì chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Một trong các vấn đề khiến hành khách chưa hài lòng với dịch vụ buýt là thái độ của lái xe đối với hành khách chưa thực sự tốt dẫn đến chất lượng dịch vụ bị đánh giá kém và ngày càng ít người sử dụng dịch vụ buýt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích tác động của áp lực công việc đến việc lái xe có các hành vi tiêu cực, mất lịch sự đối với hành khách. Dữ liệu được thu thập từ 428 lái xe trên mạng lưới buýt Hà Nội. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được áp dụng để nhận diện 04 nhóm yếu tố áp lực gồm : (1) Áp lực cabin và phương tiện, (2) Áp lực thời gian làm việc, (3) Áp lực đường sá, (4) Áp lực thời tiết. Những lái xe có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực đối với hành khách là những người trên 45 tuổi và có kinh nghiệm trên 2 năm. Trong 4 nhóm yếu tố áp lực, áp lực từ thời gian làm việc và áp lực từ đường sá là các yếu tố mạnh nhất thúc đẩy người người lái xe thực hiện các hành vi tiêu cực đối với hành khách. Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng, một số giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của các yếu tố được đề xuất
Trang: 1735-1749 Trịnh Thị Trang, Nguyễn Lương HảiTóm tắtTrách nhiệm xã hội và hiệu quả của doanh nghiệp (CSR-FP) là chủ đề nhận được sự quan tâm rất lớn không chỉ của các doanh nghiệp mà còn cả giới học thuật những năm gần đây do tình trạng biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu và suy thoái môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Bài báo tập trung vào hệ thống hóa các nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên việc thống kê mô tả nội dung 291 tài liệu từ cơ sở dữ liệu Scopus, nghiên cứu chỉ ra khu vực địa lý thực hiện nghiên cứu, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu sử dụng và kết quả nghiên cứu đạt được từ các nghiên cứu trước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra quy mô của doanh nghiệp điều tiết mối liên hệ giữa CSR-FP, đồng thời các mối quan hệ CSR-FP chủ yếu tập trung vào hiệu quả tài chính và thiếu vắng sự tập trung cho từng ngành và lĩnh vực cụ thể với sự tham gia tác động của các nhân tố trung gian trong mối quan hệ CSR-FP. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đưa ra chiến lược và chính sách phù hợp nhằm mang lại hiệu quả bền vững cho doanh nghiệp. Đồng thời, kết quả nghiên cứu giúp các học giả nhìn thấy khoảng trống nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ CSR-FP của từng lĩnh vực cụ thể trong mối quan hệ với trách nhiệm xã hội của tổ chức.
Nghiên cứu các thông số của lớp carboncor asphalt khi thiết kế kết cấu áo đường mềm ở Việt Nam
Trang: 1750-1762 Nguyễn Quang Phúc, Trần Thị Cẩm Hà, Nguyễn Văn TườngTóm tắtCarboncor Asphalt (CA) - một dạng bê tông nhựa trộn nguội là loại vật liệu xanh, sử dụng công nghệ ít phát thải khí CO2. CA đã được sử dụng ở một số nước trên thế giới như Nam Phi, Úc làm các lớp mặt đường. Ở Việt Nam, CA đã được sử dụng làm lớp mặt đường, lớp bảo trì cho các tuyến đường như Quốc lộ 6 Hòa Bình, Quốc lộ 10, Quốc lộ 40B, Quốc lộ 279 Bắc Kạn, Quốc lộ 2C Tuyên Quang,…. Tuy nhiên, trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành chỉ xem lớp CA là lớp hao mòn bảo vệ và không được tính vào chiều dày kết cấu áo đường (KCAĐ) khi kiểm toán. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu cơ lý của CA có cỡ hạt lớn nhất danh định 9,5mm, 12,5mm, 19mm (CA 9,5, CA 12,5 và CABR 19) và kết quả xác định hệ số lớp ai của ba loại CA này. Kết quả nghiên cứu cho thấy CA 9,5, CA 12,5 và CABR 19 đủ cường độ để có thể sử dụng làm lớp chịu lực trong kết cấu áo đường (KCAĐ) và được tính vào chiều dày KCAĐ khi kiểm toán. Nghiên cứu cũng đề xuất các thông số mô đun đàn hồi tính (Eđh), cường độ chịu kéo uốn (Rku), mô đun đàn hồi động và hệ số lớp ai của các loại CA để phục vụ thiết kế KCAĐ mềm theo TCCS 38 và TCCS 37
Trang: 1763-1774 Nguyễn Bình Hà, Vũ Thành Quang, Lê Bá Danh, Nguyễn Văn QuangTóm tắtBê tông Geopolymer (GPC) được xem là loại vật liệu thân thiện với môi trường, do giảm phát thải khí CO2, đã có nhiều nghiên cứu về cường độ, mô đun đàn hồi. Tuy nhiên để áp dụng rộng rãi vào thực tiễn cần có những nghiên cứu về biến dạng dài hạn theo thời gian của co ngót. Nội dung của nghiên cứu này trình bày thành phần cốt liệu của GPC với chất kết dính (CKD) tro bay và xỉ lò cao, quá trình thực nghiệm đo đạc biến dạng dài hạn do co ngót của GPC trong thời gian 6 tháng, xử lý số liệu và so sánh kết quả với biến dạng do co ngót của bê tông xi măng (OPC) được tính toán theo tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2017 (TCVN 11823-5:2017) và nghiên cứu đã công bố. Kết quả nghiên cứu có thể xác định được biến dạng của co ngót theo thời gian, sử dụng để tính toán mất mát ứng suất trước do co ngót trong cáp dự ứng lực, phân bố lại ứng suất trong tiết diện dầm thép liên hợp với bản GPC, nội lực thứ cấp
Ảnh hưởng của vận tốc tàu đến dao động nền đường sắt do tải trọng tàu cao tốc
Trang: 1775-1788 Phạm Ngọc ThạchTóm tắtViệt Nam đang có kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam với tốc độ có thể lên tới 350 km/h. Khi tàu chạy với tốc độ càng cao, dao động nền do tàu sinh ra có biên độ càng lớn và có thể ảnh hưởng đến sự an toàn vận hành của tàu. Do vậy, các vấn đề liên quan đến dao động nền do tải trọng tàu cao tốc, cụ thể hơn là vấn đề ảnh hưởng của vận tốc tàu đến dao động nền, trở thành chủ đề quan trọng cần nhận được sự quan tâm nghiên cứu. Bài báo trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc tàu đến dao động của một nền nhiều lớp do tải trọng tàu cao tốc. Vận tốc tàu được khảo sát nằm trong khoảng 72 km/h đến 360 km/h. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là mô phỏng phần tử hữu hạn theo miền thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi vận tốc tàu nhỏ hơn hoặc bằng 108 km/h, trường chuyển vị mặt nền có dạng “giả tĩnh”, nghĩa là chuyển vị nền sinh ra bởi đoàn tàu đang chạy có dạng giống như chuyển vị nền tĩnh sinh ra bởi đoàn tàu đang đứng yên. Khi vận tốc tàu lớn hơn 108 km/h, biên độ dao động nền tăng theo vận tốc tàu và tàu sinh ra sóng lan truyền ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, khi vận tốc tàu bằng với vận tốc tới hạn của hệ (252 km/h), biên độ dao động nền đạt giá trị cực đại
Trang: 1789-1801 Chu Tiến DũngTóm tắtTai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. TNGTĐB có thể xảy ra ở nhiều khu vực trong mạng lưới đường bộ, bao gồm cả nút giao thông. Tại nút giao thông điều khiển bằng đèn tín hiệu, TNGT thường xảy ra do người tham gia giao thông vượt đèn đỏ, đặc biệt là thanh thiếu niên. Bài báo này nhằm mục đích đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vượt đèn đỏ của thanh thiếu niên thông qua mô hình phương trình cấu trúc (SEM). Kết quả cho thấy, sự gia tăng mức độ ùn tắc, ô nhiễm môi trường và mức độ khó chịu khi chờ đèn đỏ có xu hướng làm tăng khả năng vượt đèn đỏ. Bên cạnh đó, các yếu tố như nam sinh, ít tuổi, không có bằng lái, có tần suất đi lại cao và nút có đèn đếm ngược có nguy cơ vượt đèn đỏ cao. Tuy nhiên, sự có mặt của cảnh sát giao thông hay gia tăng mức phạt khi vượt đèn đỏ có thể làm giảm xác suất vượt đèn đỏ. Căn cứ kết quả phân tích, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vượt đèn đỏ ở lứa tuổi thanh thiếu niên như tuyên truyền, tăng cường cưỡng chế hay thiết kế nút giao đèn tín hiệu phù hợp
Trang: 1802-1815 Hồ Văn Quân, Nguyễn Công TâmTóm tắtVới sự đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng trong những thập kỷ qua, nhu cầu sử dụng bê tông ngày càng tăng cao, các nguồn cốt liệu thiên nhiên đang dần cạn kiệt và phế thải xây dựng (PTXD) thải ra ngày càng nhiều. Việc tái chế và tái sử dụng PTXD được xem là giải pháp phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, trong đó, việc sử dụng gạch men thải (GMT) để thay thế cho cốt liệu thiên nhiên trong bê tông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Bài báo trình bày ảnh hưởng của (50-100)%GMT thay thế đá dăm và 35% xỉ lò cao nghiền mịn (XL) thay thế xi măng đến một số tính chất cơ học và độ bền của bê tông. Kết quả nghiên cứu cho thấy GMT làm giảm tính công tác, khối lượng thể tích (KLTT) của hỗn hợp bê tông, giảm cường độ kéo uốn, cường độ nén và vận tốc xung siêu âm của bê tông, trong đó bê tông sử dụng 50%GMT có tính chất tương tự như bê tông đối chứng. Bên cạnh đó, bê tông cốt liệu GMT làm giảm đáng kể độ hấp thụ nước và độ thấm ion clo, tuy nhiên, khi sử dụng 100% GMT lại có xu hướng gia tăng độ thấm. Sự gia tăng cường độ và suy giảm tính thấm theo thời gian của các bê tông cốt liệu GMT lớn hơn so với bê tông đối chứng. Sử dụng 35% XL thay thế xi măng cải thiện tính công tác, tính chất cơ học và làm giảm đáng kể tính thấm của bê tông
Trang: 1816-1830 Vũ Minh Tuấn, Lưu Thị Diệu Chinh, Phạm Minh QuânTóm tắtĐồng bằng sông Cửu Long được hình bởi phù sa của sông Tiền và sông Hậu và là đồng bằng lớn nhất Việt Nam. Khu vực này có chế độ thủy động lực học rất phức tạp do tương tác giữa biển với hệ thống các cửa sông, sông và kênh rạch chằng chịt, đặc biệt là khu vực hạ lưu của đồng bằng sông Cửu Long (từ Mỹ Thuận và Cần Thơ đến các cửa sông và ven biển). Nơi đây được đánh giá là một trong những đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do các tác động tiêu cực của nước biển dâng (NBD) và biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2020, khoảng gần một nửa diện tích (47,29%) đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập vào năm 2100 nếu mực nước biển dâng tối đa trên 100 cm. Hệ quả là tác động từ biển làm trầm trọng thêm xói lở bờ và thay đổi chế động thủy động lực. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá và dự báo sự biến động của chế độ thủy động lực khu vực hạ lưu của đồng bằng sông Cửu Long do nước biển dâng trong tương lai bằng mô hình số hai chiều MIKE 21. Kết quả mô phỏng đã làm sáng tỏ rằng sóng lan truyền vào cửa Hàm Luông trong mùa khô 2020 cao hơn so với các cửa sông khác. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy NBD trong tương lai sẽ gây ra sự gia tăng chiều cao sóng cả khi triều lên và triều rút. Trong khi đó, hiện tượng này chỉ làm cho vận tốc dòng chảy tăng lên khi triều rút và giảm xuống khi triều lên
Trang: 1831-1843 Trần Thị Bích Thảo, Nguyễn Huệ ChiTóm tắtMôi trường rỗng kép đã thu hút được số lượng lớn các nghiên cứu trong giới khoa học những năm gần đây. Đối với loại vật liệu này, độ thấm có hiệu là một trong những tính chất quan trọng nhất. Nghiên cứu này xem xét bài toán môi trường rỗng kép mà được tạo bởi pha nền là chất rắn cho phép thấm hàm chứa trong nó là hệ thống lỗ rỗng không kết nối lấp đầy chất lỏng, mặt tiếp xúc giữa hai pha là gồ ghề. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá sự ảnh hưởng của độ gồ ghề đến độ thấm có hiệu của vật liệu rỗng kép. Để đạt được mục tiêu này, bằng cách ứng dụng phương pháp phần tử biên, chúng tôi tiến hành giải bài toán tìm trường vận tốc và áp suất của dòng chất lỏng chảy qua một miền chất rắn vô hạn cho phép thấm, hàm chứa một lỗ rỗng có bề mặt gồ ghề chịu tác dụng của một gradient áp suất ở xa vô cùng. Tiếp đến, mỗi lỗ rỗng được thay thế bằng một hạt nhân tương đương có độ thấm được xác định thông qua nghiệm của bài toán nói trên. Cuối cùng, mô hình pha loãng và mô hình Mori-Tanaka được sử dụng để dự báo độ thấm có hiệu của vật liệu rỗng kép. Kết quả thu được từ phương pháp đề xuất được so sánh với phương pháp phần tử hữu hạn, đồng thời sự ảnh hưởng của mặt tiếp xúc gồ ghề đến độ thấm có hiệu được phân tích và đánh giá
Trang: 1844-1857 Nguyễn Ngọc Lân, Nguyễn Ngọc NamTóm tắtCông nghệ bê tông asphalt ấm đang ngày càng được ứng dụng phổ biến ở các nước do các hiệu quả đem lại về mặt kỹ thuật và môi trường. Đây là giải pháp công nghệ có thể giảm được nhiệt độ trộn và đầm nén từ 20-40oC so với công nghệ bê tông asphalt nóng truyền thống. Để có thể giảm được nhiệt độ sản xuất và thi công hỗn hợp bê tông asphalt, các công nghệ bitum bọt, phụ gia hóa học hay các phụ gia hữu cơ gốc paraffin wax thường được sử dụng trước đây. Giải pháp công nghệ phụ gia cho bê tông asphalt ấm dựa trên gốc copolymer Styrene-Butadiene-Styrene (SBS) gần đây được nghiên cứu và ứng dụng nhiều do có thể cải thiện được độ cứng và độ dẻo dai cho hỗn hợp. Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tính năng của hỗn hợp bê tông asphalt ấm sử dụng phụ gia gốc SBS có tên thương mại là Zero-M. Các kết quả thực nghiệm được so sánh đối chứng với hỗn hợp bê tông asphalt ấm sử dụng phụ gia gốc paraffin wax có tên thương mại là Sasobit và hỗn hợp bê tông asphalt nóng truyền thống (Hot Mix Asphalt – HMA). Kết quả cho thấy rằng, hỗn hợp sử dụng phụ gia Zero-M và Sasobit có độ lún vệt hằn bánh xe thấp hơn trung bình lần lượt 49,0% và 37,9 so với hỗn hợp HMA. Phụ gia Zero-M không những cải thiện độ cứng của hỗn hợp mà còn cải thiện cả độ dẻo dai và sức kháng nứt thông qua hệ số l75/|m75| và chỉ số CTIndex, so với hỗn hợp HMA và hỗn hợp sử dụng phụ gia Sasobit, hỗn hợp sử dụng phụ gia Zero-M có hệ số l75/|m75| và chỉ số CTIndex cao nhất. Hệ số lão hóa của hỗn hợp sử dụng phụ gia Zero-M và Sasobit đều cao hơn so với hỗn hợp HMA
Trang: 1858-1869 Nguyễn Hữu Quyết, Nguyễn Trọng Đồng, Nguyễn Thị Cẩm NhungTóm tắtViệc đánh giá hiệu quả các thiết bị trên công trình cầu nói chung và cầu dây văng nói riêng là vô cùng quan trọng. Trong số đó là việc đánh giá hiệu quả các các loại giảm chấn tới sự dao động của cáp văng, đặc biệt là dưới tác động của gió hoặc mưa. Một số biện pháp thường áp dụng là điều chỉnh bề mặt cáp, bổ sung các thanh buộc chéo hoặc lắp đặt các giảm chấn. Trong nghiên cứu này sẽ trình bày về hiệu quả tiêu tán năng lượng dao động của cáp văng của giảm chấn hướng tâm bên trong, là một dạng giảm chấn cản nhớt. Quá trình đo được thực hiện với cáp văng tại công trình cầu Mỹ Thuận 2 bao gồm 2 giai đoạn: trước và sau khi lắp giảm chấn. Kết quả thực nghiệm hệ số giảm chấn thông qua độ suy giảm logarit thu được từ kết quả đo cho thấy sau khi lắp đặt giảm chấn, hệ số giảm chấn tăng đáng kể từ 0,072% lên 0,517% khi xét cho dạng dao động số 2 của cáp, là dạng dao động ảnh hưởng chính từ gió hoặc mưa
Trang: 1870-1881 Lê Bá Anh, Hoàng Việt HảiTóm tắtMô hình học máy (ML) đang thu hút sự quan tâm và ứng dụng rộng rãi của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật. Mô hình này mang lại kết quả nhanh chóng hơn so với các phương pháp phân tích truyền thống, đặc biệt là khi xử lý dữ liệu lớn. Do đó, việc phát triển các mô hình dự báo chính xác hơn cho các bài toán kỹ thuật hiện đang là trọng tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Bài báo này trình bày nghiên cứu về phát triển mô hình hồi quy ký tự (SR-Symbolic Regression) dựa trên dữ liệu của các nghiên cứu trước đây để xây dựng phương trình dự đoán khả năng chịu mômen của dầm, bản bê tông cốt thép (BTCT) được tăng cường bằng bê tông tính năng siêu cao (UHPC). Cơ sở dữ liệu gồm 65 mẫu bản UHPC- BTCT tiết diện hình chữ nhật chịu tải trọng uốn được sử dụng để huấn luyện mô hình. Trong các mô hình hồi quy ký tự, mô hình Operon thể hiện hiệu suất vượt trội về tốc độ huấn luyện và độ chính xác. Với độ chính xác R2= 0,96 và MAE= 6,4, mô hình Operon có độ chính xác xấp xỉ các mô hình dự báo khác đã được công bố. Đồng thời mô hình Operon còn có ưu điểm là thể hiện được phương trình dự báo một cách tường minh giúp thể hiện rõ bản chất vật lý của mô hình cũng như tăng khả năng áp dụng. Phương trình thu được từ mô hình Operon cũng được so sánh với thí nghiệm được nhóm nghiên cứu thực hiện
Tổng quan về tính toán phổ phản ứng gia tốc đàn hồi và thiết kế công trình cầu chống động đất
Trang: 1882-1896 Nguyễn Thành Đồng, Phùng Bá Thắng, Nguyễn Xuân ĐạiTóm tắtĐộng đất là một trong những thảm họa tự nhiên gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu tính toán động đất và các giải pháp thiết kế kháng chấn cho công trình có vai trò quan trọng, cần thiết và đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của nhiều nhà nghiên cứu. Các tiêu chuẩn nước ngoài đã trình bày chỉ dẫn tính toán động đất tương đối toàn diện. Mặc dù hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đã đề cập đến thiết kế kháng chấn nhưng chưa đồng bộ trong cách tính toán phổ phản ứng gia tốc, dẫn đến những quan niệm thiết kế khác nhau. Bài báo trình bày nội dung tổng quan về cách tính phổ phản ứng gia tốc theo các tiêu chuẩn thiết kế tiêu biểu từ đó đưa ra các nhận xét, so sánh về phương pháp trình bày trong các tiêu chuẩn Việt Nam với các tiêu chuẩn lớn trên thế giới. Các giải pháp thiết kế chống động đất và thực tiễn áp dụng cho công trình cầu tại Việt Nam được trình bày khái quát làm cơ sở đưa ra các kiến nghị về định hướng nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế
Đánh giá đặc điểm xói mặt của đất sử dụng thí nghiệm trong phòng
Trang: 1897-1908 Nguyễn Anh Dân, Nguyễn Viết ThanhTóm tắtHiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể dự báo và đánh giá khả năng xói mòn của đất. Trong đó, phương pháp thí nghiệm trong phòng sử dụng máy EFA (Erosion Function Apparatus) đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này cho phép khảo sát tốc độ xói của đất phụ thuộc vào vận tốc dòng chảy trên các mẫu đất được lấy từ hiện trường hoặc chế tạo trong phòng. Bài báo này trình bày phương pháp thí nghiệm đánh giá đặc điểm xói mòn của đất sét dưới đáy sông bằng cách sử dụng máy EFA. Trước hết, cấu tạo và chức năng của thiết bị được giới thiệu tổng quát. Sau đó, bài báo trình bày quy trình thí nghiệm và cách phân tích đánh giá kết quả. Trên cơ sở đó, trường hợp nghiên cứu cụ thể với đất sét cố kết đã được tác giả thực hiện và phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng chảy hai chiều gây ra xói lớn hơn dòng chảy một chiều; tốc độ xói của đất tăng chậm ở giai đoạn đầu và tăng mạnh sau khi đạt đến vận tốc tới hạn; dựa trên biểu đồ phân loại xói đề xuất bởi Briaud, mẫu đất thí nghiệm được phân loại thuộc cấp độ xói trung bình
Trang: 1909-1922 Lê Gia Khuyến, Nguyễn Hoàng Quân, Trần Bảo ViệtTóm tắtBê tông cốt sợi thép là một loại bê tông đặc biệt trong đó các sợi thép được phân bố ngẫu nhiên trong bê tông. Nhờ sự có mặt của các sợi thép, thông qua cơ chế bong tách và vết nứt bắc cầu, lực vẫn truyền được trong bê tông sau khi vết nứt xuất hiện, từ đó làm tăng tính dẻo, tăng khả năng hấp thụ năng lượng cho bê tông. Bài báo nhằm mục đích trình bày mô hình mô phỏng mới kết hợp lý thuyết trường pha với lý thuyết miền kết dính nhằm mô phỏng hiện tượng bong tách và vết nứt bắc cầu qua sợi thép. Trong phương pháp này, vết nứt và miền tiếp xúc được miêu tả bằng một trường vô hướng nhận giá trị từ 0 đến 1. Bước nhảy chuyển vị do bong tách ở miền tiếp xúc được miêu tả thông qua một trường chuyển vị phụ thêm. Nhờ đó, các quy luật ứng xử ở miền tiếp xúc được dễ dàng tích hợp vào mô hình. Kết quả của mô hình mô phỏng cho thấy ảnh hưởng của các tham số của miền tiếp xúc tới sự lan truyền của vết nứt. Đồng thời, mô hình mô phỏng cho phép miêu tả một cách trực quan hiện tượng bong tách và bắc cầu của sợi thép, từ đó cho thấy được vai trò của sợi thép trong việc tăng tính dẻo cho bê tông. Mô hình mô phỏng cũng cho thấy ảnh hưởng phương của sợi thép tới khả năng chịu lực của mẫu
Phân tích ứng suất dư trong dầm thép tổ hợp hàn mặt cắt chữ I
Trang: 1923-1933 Phạm Văn Phê, Nguyễn Xuân Huy, Đoàn Tấn Thi, Nguyễn Ngọc HoànTóm tắtSự phân bố của ứng suất dư là một yếu tố rất quan trọng tác động tới sự làm việc của kết cấu thép hàn tổ hợp. Bài báo tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của sự phân bố nhiệt độ trong dầm thép tổ hợp hàn nhiệt mặt cắt hình chữ I tới ứng suất dư. Một mô hình phần tử hữu hạn dựa trên phần mềm ABAQUS được thiết lập nhằm mô phỏng quá trình phát sinh ứng suất và biến dạng của các mối hàn nhiệt. Mô hình này dựa trên các phần tử ba chiều để có thể xem xét sự phân bố ứng suất theo chiều dày cấu kiện. Các phần tử này có tính đến sự thay đổi nhiệt độ của các quá trình hàn. Kết quả của mô hình sau đó được so sánh với một số tiêu chuẩn thiết kế và nghiên cứu khác cho thấy độ tin cậy và chính xác cao của mô hình đã xây dựng. Dựa trên mô hình này, ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hình thành, phát triển và tồn tại của ứng suất dư trong toàn bộ quá trình hàn được khảo sát và phân tích chi tiết