Trang: 1017-1032 Nguyễn Văn Biên, Phạm Trường Sơn, Lê Minh Truyền, Nguyễn Phước Quý DuyTóm tắtCác yếu tố liên quan đến môi trường xã hội, an toàn và an ninh đã được chứng minh là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên rất ít nghiên cứu xem xét đến tác động của các yếu tố này trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng. Do đó, nghiên cứu này đã phát triển một mô hình lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữa yếu tố môi trường xã hội và yếu tố an toàn, an ninh đối với lòng trung thành của hành khách sử dụng dịch vụ tàu điện nội đô. Dữ liệu đã được thu thập thông qua khảo sát trực tiếp từ 450 hành khách sử dụng dịch vụ tàu điện tại Hà Nội. Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng để kiểm tra các mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình đề xuất, và những phát hiện đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về quan hệ của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng đưa ra một số đề xuất cụ thể để các nhà cung cấp dịch vụ vận tải công cộng cải thiện lòng trung thành của khách hàng, từ đó tăng lượng người dùng
Khảo sát chiến lược phun ảnh hưởng đến quá trình cháy của động cơ cháy bằng nén với nhiên liệu xăng
Trang: 1033-1047 Ngô Văn Thanh, Nguyễn Tường Vi, Nguyễn Tùng LâmTóm tắtCháy bằng nén với nhiên liệu xăng (GCI - Gasoline compression ignition) là một phương pháp tổ chức quá trình hình thành hỗn hợp và đốt cháy tiên tiến với tiềm năng cải thiện tính hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm lượng khí thải từ động cơ đốt trong. Chiến lược phun với điển hình là thời điểm phun có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển cháy của động cơ GCI, kiểm soát sự hình thành cháy khuếch tán. Để xem xét thời điểm phun thay đổi để đạt được hiệu quả cao trong chế độ tải trung bình đặc trưng (IMEP 5 bar). Ở nghiên cứu này, tác giả khảo sát thời điểm phun chính thay đổi với các điều kiện vận hành được giữ không đổi: giữ cố định tỷ lệ phun 30%-70%, thời điểm phun mồi -35 CAD ATDC, tốc độ quay động cơ 1500 vòng / phút, nhiệt độ khí nạp 165 oC, áp suất nạp 1 bar và áp suất phun 400 bar. Thông qua kết quả thí nghiệm, các ảnh hưởng đồng thời của quá trình cháy với ngọn lửa lạnh và tia phun của lần phun chính thâm nhập được đánh giá có ảnh hưởng đến tốc độ cháy của quá trình cháy chính. Ngoài ra, nhiệt độ cháy cực đại, tốc độ tăng áp suất trong xy lanh và hiệu suất cháy, hiệu suất chỉ thị của động cơ cũng được đánh giá để tìm ra được góc phun sớm tối ưu với chế độ vận hành này của động cơ
Trang: 1048-1062 Nguyễn Văn HậuTóm tắtHiện tượng nứt trong kết cấu bê tông cốt thép ở các bộ phận công trình cầu cống xảy ra phổ biến. Trong khi tiêu chuẩn thiết kế cầu Việt Nam hiện nay tuy cho phép vết nứt xuất hiện nhưng lại không định lượng về bề rộng vết nứt cho phép. Nội dung nghiên cứu này phân tích cơ cấu hình thành vết nứt theo mô hình thanh chịu kéo trong kết cấu bê tông cốt thép dưới tác động của tải trọng co ngót và nhiệt độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù bố trí thép đảm bảo theo yêu cầu chống co ngót và nhiệt độ theo tiêu chuẩn thiết kế cầu hiện tại, hiện tượng nứt có thể dễ dàng xảy ra với kết cấu bê tông và bề rộng vết nứt lớn hơn bề rộng ở quy định hiện hành cho phép. Lý do chính là nếu việc kiểm soát nhiệt độ thi công bê tông không tốt. Việc bố trí thép có đường kính nhỏ sẽ làm giảm độ mở rộng vết nứt đáng kể hơn là thép đường kính lớn hơn mà có cùng hàm lượng thép. Việc bố trí nhiều thép có thể làm vết nứt có bề rộng nhỏ nhưng kết cấu lại dễ nứt hơn. Thời điểm vết nứt thường không xuất hiện ngay sau khi kết thúc bảo dưỡng mà sau đó khoảng từ vài ngày đến vài tháng
Mô hình mặt tiếp xúc không hoàn hảo trong bê tông cốt sợi: bài toán một chiều
Trang: 1063-1074 Lê Gia Khuyến, Nguyễn Hoàng Quân, Trần Bảo ViệtTóm tắtBê tông cốt sợi phân tán là vật liệu nhiều ưu điểm do tăng cường khả năng chịu kéo nhờ sự làm việc của cốt sợi phân tán. Tuy nhiên việc mô hình hóa vật liệu này vẫn còn nhiều khó khăn. Bài báo nhằm mục đích thiết lập cơ sở lý thuyết cho mô hình hư hại của vật liệu bê tông cốt sợi có tính đến sự làm việc đồng thời của hư hại ròn tại miền vật liệu nền và hư hại tựa ròn tại mặt tiếp xúc giữa pha nền và cốt liệu. Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở tiếp cận năng lượng, chuẩn hóa trường kỳ dị theo kiểu của phương pháp Trường pha. Trong đó, hư hại tại vật liệu nền và mặt tiếp xúc được mô tả bời hai biến trường pha độc lập và trường chuyển vị bổ sung. Trên cơ sở lý thuyết tổng quát, lời giải chi tiết cho bài toán nhiều pha một chiều được thiết lập. Các ví dụ so sánh giữa kết quả giải tích và kết quả số cho một số điều kiện khác nhau được thực hiện chứng tỏ tính chính xác của mô hình cũng như các vấn đề cần thực hiện để áp dụng hiệu quả trong các bài toán phức tạp hơn
Trang: 1075-1087 Lê Văn Vũ, Nguyễn Hữu Quyết, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Cẩm NhungTóm tắtĐường sắt đô thị là một trong những phương thức vận tải công cộng tiên tiến, được triển khai tại nhiều thành phố lớn trên thế giới với nhiều ưu điểm như: thời gian di chuyển nhanh, khối lượng vận chuyển lớn, bảo vệ môi trường, giảm ùn tắc…Tại Việt Nam, một số tuyến đường sắt đô thị đã được khai thác/chạy thử mở ra một giai đoạn phát triển mới cho vận tải công cộng của nước ta. Tuy nhiên, đây cũng là các dự án thí điểm nên còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Theo các tiêu chuẩn và lý thuyết cổ điển được sử dụng trong thiết kế đường sắt đô thị tại Việt Nam, động lực học của kết cấu cầu đường sắt thường tập trung chính vào kết cấu cầu mà bỏ qua ứng xử động học của kết cấu đường ray hỗ trợ phương tiện. Để phát triển lâu dài và đảm bảo các yêu cầu về an toàn khai thác, nâng cao chất lượng vòng đời, cải thiện sự thoải mái khi di chuyển bằng đường sắt đô thị, đánh giá phản ứng động của kết cấu đường ray dưới tác dụng của tải trọng đoàn tàu là cần thiết. Trong nghiên cứu này, các tác giả xây dựng một mô hình phần tử hữu hạn có xét đến tương tác giữa tàu – ray – cầu của kết cấu cầu đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Mô hình chủ yếu tập trung vào ứng xử của đường ray, cụ thể là chuyển vị động dưới tác dụng của đoàn tàu với kết cấu cầu nhịp giản đơn có mặt cắt hộp trong đô thị. Mô hình được đánh giá và so sánh, cập nhật với kết quả đo đạc thực tế hiện trường. Thông qua nghiên cứu, mô hình phẩn tử hữu hạn sẽ được loại bỏ bớt các thông số không chắc chắn, tiến gần với thực tế hơn, có khả năng phục vụ các nghiên cứu sâu, góp phần đảm bảo an toàn trong vận hành bảo trì công trình
Phần tử diện tích đặc trưng cho vật liệu rỗng kép với vi cấu trúc ngẫu nhiên
Trang: 1088-1099 Trần Thị Bích ThảoTóm tắtVật liệu rỗng là dạng vật liệu tồn tại ở cả dạng tự nhiên và nhân tạo, nó giữ vị trí quan trọng trong một số lĩnh vực kỹ thuật và công nghiệp. Về cơ bản, môi trường rỗng nhiều pha có thể được xem là một vật liệu hỗn độn. Lưu ý rằng phần tử thể tích đặc trưng (RVE) hay phần tử diện tích đặc trưng (RAE) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ học và vật lý học vật liệu hỗn độn ở góc độ dự báo tính chất có hiệu của chúng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu áp dụng lý thuyết đồng nhất hóa để xác định kích thước nhỏ nhất của RAE cho vật liệu rỗng hai chiều tạo nên bởi một môi trường chất nền đẳng hướng cho phép thấm chứa đựng trong nó các lỗ rỗng lấp đầy nước. Để đạt được mục tiêu này, cấu trúc vi mô của RAE được thiết lập bởi việc khởi tạo ngẫu nhiên trong lòng nó các elip giống nhau. Phương pháp Monte-Carlo được đề xuất sử dụng để xác định giá trị trung bình độ thấm có hiệu của môi trường rỗng đối với một vài kích thước phần tử đại diện. Kích thước nhỏ nhất của RAE được xây dựng trên cơ sở phân tích độ chính xác cần thiết của giá trị trung bình và sai số đối với đại lượng độ thấm có hiệu
Thực nghiệm ứng xử chịu uốn bản bê tông cốt thép được tăng cường bê tông siêu tính năng (UHPC)
Trang: 1100-1109 Hoàng Việt HảiTóm tắtSửa chữa và tăng cường kết cấu mặt cầu bê tông cốt thép đang là đối tượng của nhiều nghiên cứu, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về sửa chữa kết cấu này bằng vật liệu bê tông cường độ siêu cao (UHPC). Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm ứng xử chịu uốn của 03 mẫu bản: 01 mẫu bản bê tông cốt thép (BTCT), 02 mẫu cùng chiều cao với mẫu BTCT có thay thế 03 cm lớp bê tông bảo vệ bằng lớp UHPC neo liên kết hoặc không với bản bê tông hiện hữu. Kết quả thí nghiệm uốn 04 điểm cho thấy việc tăng cường UHPC ở lớp phủ bê tông bề mặt sẽ tăng độ võng tới hạn lên 133%, mô men uốn phá hoại so với mẫu đối chứng lên 31,4% đồng thời làm thay đổi đặc điểm phá hoại của mẫu. Đối với mẫu không có liên hết với bản bê tông hiện hữu, mẫu bị phá hoại với mô men uốn nhỏ hơn và xuất hiện hiện tượng bong tách 02 lớp này. Nghiên cứu này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới và tiềm năng cho việc cải thiện và gia tăng tuổi thọ của cầu bê tông cốt thép sử dụng UHPC