Đề xuất một số giải pháp phòng tránh sự tích tụ cây trôi ở khu vực cầu

  • Nguyễn Đăng Phóng

    Trường Đại học Giao thông vận tải, số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: ndphong@utc.edu.vn
Từ khóa: Sập cầu, trụ cầu, cây trôi.

Tóm tắt

Với các cầu ở miền núi và trung du của nước ta vào mùa lũ sự tích tụ các vật trôi như cây trôi (cây gỗ, tre, nứa, ...) hay bùn đá là một vấn đề phổ biến. Sự tích tụ cây trôi ở mố, trụ cầu gây ảnh hưởng xấu đến chế độ thủy lực của dòng chảy dưới cầu, làm tăng nguy cơ ngập lụt ở thượng lưu, tăng chiều sâu hố xói dưới cầu, có thể gây là sập cầu. Để phòng tránh sự tích tụ của cây trôi ở khu vực cầu có hai biện pháp cơ bản là biện pháp kết cấu và phi kết cấu. Vấn đề lựa chọn giải pháp phòng tránh sự tích tụ cây trôi phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình cầu, cần đưa ra bộ tiêu chí đánh giá về nhiều mặt. Trong nội dung bài báo tác giả kiến nghị 03 biện pháp phòng tránh tích tụ của cây trôi áp dụng cho khu vực cầu Ngòi Thia (thuộc tỉnh lộ 174, tỉnh Yên Bái) là làm lệch hướng cây trôi, làm tường cánh dẫn hướng, lắp máy quét cây trôi ở thượng lưu các trụ cầu. Cho dù để lựa chọn chính xác biện pháp nào phải có sự so sánh đầy đủ về mặt Kinh tế - Kỹ thuật, tuy nhiên để đối phó với sự tích tụ của cây trôi một cách hiệu quả nhất thì ngay từ bước thiết kế phải đảm bảo giảm khả năng mắc kẹt và tích tụ các cây trôi như: 1) Tạo tĩnh không cần thiết giữa mực nước thiết kế và cao độ đáy dầm cầu; 2) Bố trí các trụ/mố có khoảng cách thích hợp và không nên đặt trụ trong đường đi của cây trôi (không đặt trụ trong lòng chính của sông suối).

Tài liệu tham khảo

[1]. A. J. Dias et al., Effect of Debris on the Local Scour at Bridge Piers, IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, 471 (2019) 022024. https://doi.org/10.1088/1757-899X/471/2/022024
[2]. M.Najafzadeh, M. R. Balf, E. Rashedi, Prediction of maximum scour depth around piers with debris accumulation using EPR, MT, and GEP models, Journal of Hydroinformatics, 18 (2016) 867-884. https://doi.org/10.2166/hydro.2016.212
[3]. L. W. Zevenbergen et al., Effects of Debris on Bridge Pier Scour, Third International Conference on Scour and Erosion, ICSE 3. 01.-03. November 2006 in Amsterdam The Netherlands, Hydraulic Engineering Repository, 2006, 741-749. https://core.ac.uk/download/pdf/326240348.pdf
[4]. J. B. Bradley, D. L. Richards, C. D. Bahner, Debris Control Structures - Evaluation and Countermeasures Hydraulic Engineering Circular 9 (HEC-9), Third Edition, FHWA-IF-04-016, 2005, 182. https://www.fhwa.dot.gov/engineering/hydraulics/pubs/04016/hec09.pdf
[5]. P. F. Lagasse et al., NCHRP Report 653: Effects of Debris on Bridge Pier Scour, Lagasse P.F., NCHRP Project, 2009, 166. https://doi.org/10.17226/22955
[6]. M. Ebrahimi et al., Hydrodynamic Effects of Debris Blockage and Scour on Masonry Bridges: Towards Experimental Modelling, Conference: ICSE 2016: 8th International Conference on Scour and Erosion At: Oxford, United Kingdom Volume: Scour and Erosion, (2016) 743-750. https://www.researchgate.net/publication/309211549_Hydrodynamic_effects_of_debris_blockage_and_scour_on_masonry_bridges_Towards_experimental_modelling
[7]. T. J. Wipf et al., Debris Mitigation Methods for Bridge Piers, First Edition, Institute for Transportation Iowa State University, 2012.
[8]. R. N. Tyler, River Debris: Causes, Impacts, and Mitigation Techniques, Alaska Center for Energy and Power, 2011. http://acep.uaf.edu/media/89819/2011_4_13_AHERC-River-Debris-Report.pdf
[9]. D. Panici, G. A. M. De Almeida, Formation, Growth, and Failure of Debris Jams at Bridge Piers, Water Resources Research, 54 (2018) 6226-6241. https://doi.org/10.1029/2017WR022177
[10]. Trung tâm kỹ thuật đường bộ, Báo cáo kết quả khảo sát, kiểm định phục vụ giám định nguyên nhân sự cố cầu Ngòi Thia Km0+350, ĐT174, tỉnh Yên Bái, 2017.
[11]. Tống Anh Tuấn và các cộng sự, Ảnh hưởng của cây trôi đến xói cục bộ trụ cầu khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Giao thông vận tải, 10 (2019) 52-55.
[12]. Nguyễn Đăng Phóng và Mai Quang Huy, Nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng tránh sự tích tụ cây trôi ở khu vực cầu, Tạp chí Giao thông vận tải, 3 (2021) 76-80.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
18/05/2021
Nhận bài sửa
25/06/2021
Chấp nhận đăng
10/07/2021
Xuất bản
15/08/2021
Chuyên mục
Thông tin khoa học và trao đổi học thuật
Số lần xem tóm tắt
159
Số lần xem bài báo
210