Xây dựng chương trình tính toán hợp lực đơn vị của đoàn tàu trên đường sắt Việt Nam
Email:
ddtuan@utc.edu.vn
Từ khóa:
chương trình tính toán, sức kéo đoàn tàu, hợp lực đơn vị, biểu đồ vận hành.
Tóm tắt
Nhiệm vụ của việc tính toán sức kéo đoàn tàu đường sắt là xác định khối lượng đoàn tàu, kiểm nghiệm khối lượng đoàn tàu, xác định thời gian chạy và xây dựng biểu đồ vận hành của đoàn tàu trong khu gian… Để xác định thời gian chạy và xây dựng được biểu đồ vận hành của đoàn tàu trong khu gian, trước hết cần xác định và xây dựng được hợp lực và hợp lực đơn vị của đoàn tàu trong quá trình vận hành. Các đoàn tàu vận hành trên đường sắt khá đa dạng, do nhiều loại đầu máy khác nhau đảm nhiệm với các khối lượng đoàn tàu khác nhau. Việc xác định thời gian chạy và biểu đồ vận hành, trong đó có hợp lực đơn vị, phải được tiến hành cho từng đoàn tàu cụ thể, dẫn đến khối lượng tính toán rất lớn, mất nhiều thời gian nếu thực hiện bằng phương pháp tính toán truyền thống. Vì vậy, cần xây dựng một chương trình tính toán tổng hợp để giải quyết bài toán đã nêu một cách nhanh chóng và chính xác. Chương trình tổng hợp này bao gồm một số mô đun cơ bản, tương ứng với các nhiệm vụ đã nêu ở trên. Bài báo này trình bày quá trình xây dựng chương trình tính toán và thiết lập đường cong hợp lực đơn vị cho các đoàn tàu với các loại đầu máy, toa xe sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam (ĐSVN), với tư cách là một mô đun trong chương trình tổng hợp đã nêu.Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Văn Chuyên, Sức kéo đoàn tàu, Trường đại học Giao thông vận tải, Hà Nội, 2001.
[2]. Lại Ngọc Đường, Sức kéo đoàn tàu và tính toán sức kéo, Trường đại học Giao thông vận tải, Hà Nội, 1985.
[3]. Đỗ Đức Tuấn, Nghiệp vụ đầu máy, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2004.
[4]. Đỗ Đức Tuấn, Vũ Duy Lộc, Đỗ Việt Dũng, Nghiệp vụ đầu máy, toa xe, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2013.
[5]. Đỗ Đức Tuấn, Vũ Văn Hiệp, Cơ sở lựa chọn các biểu thức tính toán sức cản cơ bản đơn vị đầu máy diesel sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, 71 (2020) 305-316. https://doi.org/10.25073/tcsj.71.3.14
[6]. Bộ Giao thông vận tải, Quy trình tính toán sức kéo đoàn tàu đường sắt, Hà Nội,1985.
[7]. Астахов П. Н., Гребенюк П. Т., Скорцова А. И., Справочник по тяговым расчётам, “Транспорт”, Москва, 1973.
[8]. Бабичков А. М., Гурский П. А., Новиков А. П., Тяга поездов и тяговые расчёты, “Транспорт”, Москва, 1971.
[9]. Kузмич В. Д., Руднев В. С., Френкель С. Я., Теория локомотивной тяги, “Маршрут”, Мосва, 2005.
[10]. Руднев В. С. Маношин А. В., Tяговые расчёты для магистрального транспорта, МИИТ, Мосва, 2009.
[2]. Lại Ngọc Đường, Sức kéo đoàn tàu và tính toán sức kéo, Trường đại học Giao thông vận tải, Hà Nội, 1985.
[3]. Đỗ Đức Tuấn, Nghiệp vụ đầu máy, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2004.
[4]. Đỗ Đức Tuấn, Vũ Duy Lộc, Đỗ Việt Dũng, Nghiệp vụ đầu máy, toa xe, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2013.
[5]. Đỗ Đức Tuấn, Vũ Văn Hiệp, Cơ sở lựa chọn các biểu thức tính toán sức cản cơ bản đơn vị đầu máy diesel sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, 71 (2020) 305-316. https://doi.org/10.25073/tcsj.71.3.14
[6]. Bộ Giao thông vận tải, Quy trình tính toán sức kéo đoàn tàu đường sắt, Hà Nội,1985.
[7]. Астахов П. Н., Гребенюк П. Т., Скорцова А. И., Справочник по тяговым расчётам, “Транспорт”, Москва, 1973.
[8]. Бабичков А. М., Гурский П. А., Новиков А. П., Тяга поездов и тяговые расчёты, “Транспорт”, Москва, 1971.
[9]. Kузмич В. Д., Руднев В. С., Френкель С. Я., Теория локомотивной тяги, “Маршрут”, Мосва, 2005.
[10]. Руднев В. С. Маношин А. В., Tяговые расчёты для магистрального транспорта, МИИТ, Мосва, 2009.
Tải xuống
Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
08/09/2020
Nhận bài sửa
04/10/2020
Chấp nhận đăng
05/10/2020
Xuất bản
28/10/2020
Chuyên mục
Công trình khoa học
Kiểu trích dẫn
Đỗ Đức, T., & Nguyễn Đức, T. (1603818000). Xây dựng chương trình tính toán hợp lực đơn vị của đoàn tàu trên đường sắt Việt Nam . Tạp Chí Khoa Học Giao Thông Vận Tải, 71(8), 907-923. https://doi.org/10.47869/tcsj.71.8.3
Số lần xem tóm tắt
162
Số lần xem bài báo
184