Ứng xử của cầu dầm hộp liên tục lắp ghép phân đoạn dưới tác dụng của tải trọng lệch tâm

  • Nguyễn Đắc Đức

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
  • Nguyễn Ngọc Long

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
  • Trần Đức Nhiệm

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
  • Đỗ Anh Tú

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
  • Lê Bá Anh

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyendacducbte@gmail.com
Từ khóa: Tải trọng lệch tâm, mô men xoắn, dầm liên tục, sức kháng cắt, dầm hộp lắp ghép phân đoạn, ứng suất cắt.

Tóm tắt

Mối nối trong cầu dầm lắp ghép phân đoạn ngoài nhiệm vụ nối ghép các đốt dầm thành kết cấu hoàn chỉnh thì phải đảm bảo truyền lực giữa các đốt dầm như lực dọc, mô men uốn, mô men xoắn, lực cắt...Đặc trưng của dầm lắp ghép phân đoạn sử dụng mối nối khô là tại vị trí mối nối không có cốt thép thường, do đó cốt thép dự ứng lực đóng vai trò chịu mô men uốn, lực cắt sinh ra ứng suất tiếp tại vị trí mối nối sẽ do khoá chống cắt và ma sát tiếp xúc của bề mặt bê tông đảm nhiệm. Khi tải trọng đặt lệch tâm hay có tác động gây ra mô men xoắn tại vị trí mối nối, mô men xoắn này sẽ sinh ra ứng suất tiếp phụ thêm. Việc đánh giá ảnh hưởng của mô men xoắn đến khả năng chịu lực của mối nối nói chung và khoá chống cắt nói riêng là cần thiết, nhằm đảm bảo việc thiết kế mối nối là an toàn. Bài báo nghiên cứu úng xử của cầu dầm hộp liên tục lắp ghép phân đoạn dưới tác dụng của tải trong lệch tâm thông qua phương pháp mô phỏng số nhằm giúp việc tính toán mối nối và kết cấu hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo

[1]. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tuyến Tân Vũ- Lạch Huyện, Liên danh OC, Padeco, Nippon Koei, JBSI, Jan 2013.
[2]. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, Liên danh Sumitomo – Cienco6, 11-2013.
[3]. B.K. Lê, T.H. Phạm, Nghiên cứu ảnh hưởng của xoắn đến giá trị ứng suất - biến dạng của mặt cắt ngang dầm hộp, Tạp chí GTVT, số 12/2015.
[4]. Prof. Dr.-Ing. G. Rombach Technical University Hamburg, Germany. Precast segmental box girder bridges with external prestressing. INSA Rennes, Feb. 2002.
[5]. M.A. Algorafi, A.A.A. Ali, I. Othman, M.S. Jaafar, and R.A. Almansob, Evaluation of Structural Behavior of Externally Prestressed Segmented Bridge with Shear Key under Torsion, Journal of Engineering, 1 (2011) 28-35. DOI 10.32738/jeppm.201107.0004
[6]. M.A. Algorafi, A.A.A. Ali, A. Othman, M.S. Jaafar, M.P Anwar, M. P, Experimental study of externally prestressed segmental beam under torsion, Journal of Engineering Structures, 32 (2010) 3528-3538. https://doi.org/10.1016/j.engstruct.2010.07.021
[7]. TCVN11823-5:2017 Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ, Phần 5: Kết cấu bê tông.
[8]. AASHTO (2012). Guide Specifications for the Design and Construction of Segmental Concrete Bridges. Second Edition. pp. 3-118.
[9]. CEB-FIP Model Code Comite EURO – International du Beton, Design Code, 1990.
[10]. ASTM A416 Standard Specification for Low-Relaxation, Seven-Wire Steel Strand for Prestressed Concrete.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
26/11/2019
Nhận bài sửa
25/12/2019
Chấp nhận đăng
30/12/2019
Xuất bản
16/01/2020
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
155
Số lần xem bài báo
183