Nghiên cứu thực nghiệm lựa chọn chất dính bám phù hợp giữa lớp phủ bê tông nhựa trên lớp bê tông xi măng mặt cầu

  • Lã Văn Chăm

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Lương Xuân Chiểu

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
    Trung tâm KHCN GTVT, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Chí Công

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
    Trung tâm KHCN GTVT, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Trịnh Trọng Phụng

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
    Trung tâm KHCN GTVT, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: chieu1256@utc.edu.vn
Từ khóa: chất dính bám, cường độ dính bám, cường độ chịu cắt, cường độ chịu kéo nhổ, bê tông nhựa nóng, bê tông tính năng siêu cao

Tóm tắt

Khi cải tạo, nâng cấp, tăng cường bề mặt cầu bê tông cốt thép tư vấn thiết kế thường lựa chọn lớp phủ bằng bê tông nhựa. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của kết cấu hỗn hợp với lớp trên là bê tông nhựa, lớp dưới là bê tông xi măng như chất lượng lớp bê tông nhựa (BTN), cường độ dính bám giữa lớp trên và lớp dưới. Cường độ dính bám giữa hai lớp phụ thuộc vào đặc trưng bề mặt lớp bê tông mặt cầu, loại và tỷ lệ vật liệu tưới dính bám. Bài báo trình bày kết quả thực nghiệm đánh giá cường độ dính bám giữa lớp BTN với lớp bê tông mặt cầu tính năng siêu cao (UHPC) sử dụng mô hình thí nghiệm cắt phẳng và nhổ bật. Có ba loại vật liệu dính bám là nhũ tương nhựa đường Novabond, nhũ tương Polymer CRS-1P và keo dính bám Hyper Primer được lựa chọn để nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm cho phép chọn loại và tỷ lệ chất dính bám phù hợp cho kết cấu tổ hợp này

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Giao thông vận tải, 22 TCN 211:2006: Áo đường mềm-Các yêu cầu thiết kế, 2006.
[2]. Bộ Giao thông vận tải, 22 TCN 356:2006: Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa sử dụng nhựa đường Polime, 2006.
[3]. Bùi Thị Quỳnh Anh, Nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực pháp tuyến đến khả năng chịu cắt trượt giữa hai lớp bê tông nhựa, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội, 2020.
[4]. Nguyễn Ngọc Lân, Nghiên cứu ứng xử dính bám và các giải pháp nâng cao chất lượng dính bám giữa các lớp bê tông asphalt trong kết cấu áo đường mềm ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội, 2016.
[5]. Trần Thị Cẩm Hà, Nguyễn Quang Tuấn, Trần Anh Tuấn, Hoàng Việt Hải, Ứng xử chịu cắt của lớp phủ bê tông nhựa và vật liệu dính bám Epoxy trên bản thép, Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, 66 (2018) 12-18.
[6]. Bộ Khoa học công nghệ, TCVN 9490:2012: Bê tông-Xác định cường độ kéo nhổ, 2012.
[7]. AASHTO TP 114-18: Provisional standard method of Test for Determining the interlayer shear strength (ISS) of asphalt pavement layers, 2018. https://standards.globalspec.com/std/13399734/AASHTO%20TP%20114
[8]. ASTM C1583-13: Standard test method for Tensile strength of concrete surfaces and the bond strength or tensile strength of concrete repair and overlay materials by direct tension (pull-off method), 2013. https://www.astm.org/c1583-04.html
[9]. Bộ Giao thông vận tải, 22 TCN 319:2004: Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường Polyme, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm, 2004.
[10]. Taiyu Kensetsu co.,ltd, Material safety data sheet consists of resin and hardener, 2010. https://www.henryschein.ca/MSDS/1058652.pdf
[11]. Bộ Khoa học công nghệ, TCVN 8819-2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng, yêu cầu thi công và nghiệm thu, 2011.
[12]. Bộ Khoa học công nghệ, TCVN 8820-2011: Hỗn hợp bê tông nhựa nóng- Thiết kế theo phương pháp Marshall, 2011.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
10/05/2022
Nhận bài sửa
30/05/2022
Chấp nhận đăng
14/06/2022
Xuất bản
15/06/2022
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
293
Số lần xem bài báo
265