Một số nghiên cứu thực nghiệm về cường độ bê tông geopolymer sử dụng cát biển

  • Đặng Thuỳ Chi

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: thuychi.dang@utc.edu.vn
Từ khóa: bê tông geopolymer, cát biển, cường độ, tính chất cơ học

Tóm tắt

Các nghiên cứu về bê tông geopolymer sử dụng cát biển trên thế giới mới được phát triển khoảng 10 năm trở lại đây. Ở nước ta, các nghiên cứu về bê tông geopolymer sử dụng cát mặn và nước biển hiện còn khá sơ khai, chưa đánh giá hết tiềm năng của việc ứng dụng loại vật liệu này trong xây dựng hạ tầng ven biển. Nghiên cứu này sử dụng cát và nước mặn lấy từ vùng biển Cồn Vành, Thái Bình nhằm bước đầu đánh giá khả năng chế tạo bê tông geopolymer chịu lực từ các nguồn vật liệu nhiễm mặn không qua xử lý. Mười hai cấp phối geopolymer sử dụng cát biển, nước biển hoặc cát sông và nước ngọt đã được chế tạo. Cường độ chịu kéo khi uốn và cường độ chịu nén của các mẫu kích thước 40x40x160 cm tuổi 3, 7 và 28 ngày đã được xác định theo TCVN 3121-2003. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian bảo dưỡng của bê tông geopolymer có thể rút ngắn hơn so với bê tông xi măng thông thường, tạo điều kiện để rút ngắn tiến độ xây dựng công trình. Cấp phối geopolymer sử dụng cát biển đạt cường độ tốt, tương tự như các mẫu sử dụng cát sông và nước ngọt. Như vậy có thể thay thế một phần cát vàng trong việc chế tạo bê tông chịu lực bằng cát biển, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn cát phong phú và giảm khai thác lượng cát vàng đang ngày càng cạn kiệt.

Tài liệu tham khảo

[1]. B.H. Shinde, K. N. Kadam, Strength properties of fly ash based geopolymer concrete with sea sand, American Journal of Engineering Research, 5 (2016) 129-132. https://www.ajer.org/papers/v5(07)/O050701290132.pdf
[2]. K. T. Nguyen, T. A. Le, K. Lee, Evaluation of the mechanical properties of sea sand-based geopolymer concrete and the corrosion of embedded steel bar, Construction and Building Materials 169 (2018) 462–472. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2018.02.169
[3]. S. Luhar, I. Luhar, Application of Seawater and Sea Sand to Develop Geopolymer Composites, International Journal of Recent Technology and Engineering, 8 (2020) 5625-5633 http://doi:10.35940/ijrte.E5681.018520,
[4]. Infrastructure Development Institute (IDI), Japan, High durable concrete with seawater, Japanese Infrastructure Newsletter, 2016
[5]. H.S. Trịnh, Đ. V. Đào, H. A. Nguyễn, Nghiên cứu một số tính chất cơ học của vữa geopolymer tro bay sử dụng cát biển và nước biển, Tạp chí Giao thông vận tải, 2016
[6]. M. T. Nguyễn, Sản xuất bê tông bền trong môi trường biển từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, 3 (2018) 25-27.
[7]. ASTM C136-04, Standard Test Method for Sieve Analysis of Fine and Coarse Aggregates, American Society for Testing and Materials, 2004
[8]. Ragan, Factors influencing the compressive strength of fly ash-based geopolymer concrete, Civil Engineering Dimension, 6 (2004) 88-93.
[9]. N. Majanovic, M. Komljenovic, Z. Baacarevic, V. Nikolic, R. Petrovic, Physical–mechanical and microstructural properties of alkali- activated fly ash–blast furnace slag blends, Ceramics International, 41 (2015) 1421–1435. https://doi.org/10.1016/j.ceramint.2014.09.075
[10]. M. Soutsos et al., Factors influencing the compressive strength of fly ash based geopolymers, Construction and Building Materials, 110 (2016) 355-368. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2015.11.045

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
05/03/2022
Nhận bài sửa
21/03/2022
Chấp nhận đăng
28/03/2022
Xuất bản
15/04/2022
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
210
Số lần xem bài báo
259