Nghiên cứu các đặc trưng cơ học của bê tông sử dụng cát mịn phối trộn cát nghiền trong xây dựng cầu

  • Nguyễn Đức Dũng

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Duy Tiến

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Thái Khắc Chiến

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: nguyenducdung@utc.edu.vn
Từ khóa: đặc tính cơ học, bê tông, cát mịn, cát nghiền, đồng bằng sông Cửu Long.

Tóm tắt

Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn xây dựng cơ sử hạ tầng với hàng loạt các công trình giao thông lớn đã và đang được triển khai như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu Bình Khánh, cầu Thủ Thiêm 2. Trong khi đó nguồn cát vàng hạt lớn để chế tạo bê tông xi măng ngày càng trở lên khan hiếm. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng các dự án đã tiến hành phối trộn cát mịn (CM) với cát nghiền thô còn gọi là đá mi (ĐX) để tạo ra cát hỗn hợp để dùng như một giải pháp thay thế. Nội dung bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu các tính chất cơ học của bê tông sử dụng cát hỗn hợp với cấp cường độ C40 phù hợp để áp dụng cho xây dựng cầu, đồng thời cũng xây dựng các phương trình quan hệ giữa các đặc trưng cơ học của bê tông với các tính chất của vật liệu cát hỗn hợp nhằm đưa ra các đề xuất phục vụ công tác thiết kế và thi công cầu với loại vật liệu đặc trưng này.

Tài liệu tham khảo

[1]. Hồ sơ dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam gói thầu J1 - cầu Bình Khánh và cầu dẫn, Báo cáo chất lượng nguồn vật liệu phục vụ sản xuất bê tông thi công các hạng mục công trình gói thầu J1, Thành phố Hồ Chí minh : Sn., (2016).
[2]. N.Nadimalla et al., The Impact of Manufactured Sand (M-Sand) as Partially and Fully Replacement of Fine Aggregate in Concrete, Advances in Science, Technology and Engineering Systems Journal, 5 (2020) 302-306. https://astesj.com/v05/i01/p38/.
[3]. Lê Văn Quang, Sử dụng cát mịn vùng ĐBSCL để chế tạo bê tông, Hội thảo cát mịn vùng đồng bằng Sông Cửu Long, 2012.
[4]. Nguyễn Đức Trọng, Luận án tiến sĩ kỹ thuật Trường ĐH GTVT, Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp cát xay - cát tự nhiên khu vực Đông Nam Bộ làm mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, s.l., 2013.
[5]. M. Yajurved Reddy, D.V. Swetha, S. K. Dhani, Study on properties of concrete with manufactured sand as replacement to natural sand, International journal of Civil Engineering and Technology, 6 (2015) 29-42.
[6]. Euibae Lee, Sangjun Park, Yongjic Kim, Drying shrinkage cracking of concrete using dune sand and crushed sand, Construction and Building Material, 126 (2016) 517-526. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2016.08.141
[7]. ASTM-C33/C33M, Standard specifications for Concrete Aggregates, 2016.
[8]. AASHTO-M6, Standard specifications Roads and Bridges, 2017.
[9]. ACI.211-91(97), Standard Practice for Selecting Proportions for Normal, Heavyweight, and Mass Concrete, 1997.
[10]. ACI.318-19, Building Code Requirements for Structural Concrete, 2019.
[11]. TCVN11823, Tiêu chuẩn Quốc gia về thiết kế cầu đường bộ Việt Nam, 2017.
[12]. ACI.363R-10, Report on High-Strength Concrete, 2010.
[13]. Ahmad, S. and S. Shah, Structural properties of high strength concrete and its implications for precasting prestressed concrete, J. Prestressed Concr. Inst., 30: 92-119, 1985.
[14]. CEB-FIP - 2010, fib Model Code for Concrete Structures, 2010.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
01/06/2021
Nhận bài sửa
21/06/2021
Chấp nhận đăng
25/06/2021
Xuất bản
15/08/2021
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
168
Số lần xem bài báo
181