Nghiên cứu phân tích lún thực đo và dự báo lún nền đường sắt tốc độ cao

  • Nguyễn Hồng Phong

    Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông vận tải, Việt Nam
  • Chu Quang Chiến

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: chuquangchien@utc.edu.vn
Từ khóa: Đường sắt tốc độ cao, lún nền đường, dự báo lún, mô phỏng lún thực đo.

Tóm tắt

Đường sắt tốc độ cao có yêu câu khống chế lún rất khắt khe trong suốt vòng đời của dự án, thông thường lượng khống chế lún nhỏ hơn 15mm. Để đạt được điều kiện khống chế khắt khe như vậy, trong quá trình xây dựng nền đường, trong thời kỳ quan trắc, theo dõi và dự báo lún cũng cần có các phương pháp đặc biệt, có sự khác biệt lớn so với các phương pháp hiện đang được sử dụng ở Việt Nam. Bài báo tiến hành phân tích lún thực đo nền đường để đề xuất phương pháp tính toán dự báo lún, kết quả cho thấy trong trường hợp lún lớn khuyến nghị sử dụng kết quả quan trắc lún mặt nền làm số liệu đầu vào, sử dụng ba tham số khống chế chất lượng dự báo mô phỏng lún. Trong trường hợp lún nhỏ, khuyến nghị sử dụng số liệu đo được từ bản quan trắc lún và ống quan trắc lún mặt cắt (để đối chứng), đề xuất sử dụng phương pháp ba điểm và phương pháp hai đường mở rộng để mô phỏng lún thực đo và dự báo lún sau thi công.

Tài liệu tham khảo

[1]. Lê Văn Cừ, Lê Hải Hà, Kết cấu tầng trên đường sắt, Nhà xuất bản Xây dựng, 2013.
[2]. Phạm Văn Ký, Lương Xuân Bính, Trần Anh Dũng, Tính toán thiết kế và thi công Đường sắt không đá kiểu tấm bản, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2013.
[3]. Nguyễn Thanh Tùng, Lê Văn Cử, Bùi Thị Trí, Giáo trình nền đường sắt, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2005.
[4]. Chu Quang Chiến, Nguyễn Hồng Phong, Nghiên cứu lựa chọn phương pháp quan trắc lún nền đường sắt tốc độ cao dạng tấm bản, Tạp chí Giao thông vận tải, 10 (2020) 79 - 83.
[5]. Cộng hoà Nhân dân Trung hoa, Bộ Đường sắt, Quy phạm thiết kế đường sắt cao tốc (thực hành) (TB10621-2009), Nhà xuất bản Đường sắt Trung Quốc, 2005.
[6]. Bộ Đường sắt, Trung tâm Quản lý công trình đường sắt, Sổ tay kỹ thuật quan trắc, đánh giá biến dạng đường sắt trong quá trình khai thác, Nhà xuất bản Đường sắt, Bắc Kinh, 2009.
[7]. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Bộ Đường sắt, Hướng dẫn kỹ thuật điều kiện lắp đặt đường sắt dạng tấm bản, Nhà xuất bản Đường sắt, Bắc Kinh, 2009.
[8]. Hồ Nhất Phong, Nguyên lý thiết kế nền đường sắt cao tốc dạng tấm bản, Nhà xuất bản Đường sắt Trung Quốc, 2009.
[9]. K. Kliesch, S. Johmann, Y. El-Mossallamy, T. Neidhart, Zur Setzungsprognose bei Erdbauwerken mit Fester Fahrbahn-Erfahrungen an 43 km Neubaustrecke, Vortrage zur Baugrundtagung 2002 in Mainz, Verlag Gluckauf GmbH, Essen, 289–297, 2002. https://www.irb.fraunhofer.de/literaturbeschaffung.jsp?id=2003039002155&from=rss
[10]. E.-M., Christgau, U. Bausch, Planning of the slab track, Cologne-Rheine/Main railway line Contract Section B, Influence of deformation and settling, Colloquium on Railway Technology, TU Darmstadt, 2000.
[11]. S. Gheed, Kỹ thuật quan trắc và đánh giá biến dạng lún của đường sắt cao tốc dạng tấm bản - Kinh nghiệm đường sắt Đức khi xây dựng 43km đường sắt tuyến Shinkansen, Báo cáo hội nghị giao lưu về biến dạng lún nền đường của Trung tâm Quản lý công trình công trình, Bộ Đường sắt Trung Quốc, Bắc Kinh, 2006.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
18/01/2021
Nhận bài sửa
04/02/2021
Chấp nhận đăng
27/02/2021
Xuất bản
15/04/2021
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
107
Số lần xem bài báo
203