Nghiên cứu mối tương quan thực nghiệm giữa cường độ chịu kéo khi uốn và mô đun đàn hồi của bê tông xi măng làm mặt đường

  • Lương Xuân Chiểu

    Bộ môn Đường Bộ, Khoa Công Trình, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Quang Phúc

    Bộ môn Đường Bộ, Khoa Công Trình, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Chu Tiến Dũng

    Bộ môn Đường Bộ, Khoa Công Trình, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: chieu1256@utc.edu.vn
Từ khóa: mặt đường bê tông xi măng, mô đun đàn hồi, cường độ chịu kéo khi uốn, FWD

Tóm tắt

Mặt đường bê tông xi măng (BTXM) là loại mặt đường cấp cao, được sử dụng khá phổ biến cho giao thông đường bộ cũng như đường băng sân bay. Hiện nay, thiết bị FWD (Falling Weight Deflectometer)thường được dùng để đánh giá sức chịu tải của mặt đường BTXM. Tuy nhiên, phương pháp FWD sau khi xử lý chỉ xác định được mô đun đàn hồi của BTXM mà không xác định được cường độ chịu kéo khi uốn của BTXM. Trong khi đó cường độ chịu kéo khi uốn của BTXM là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của mặt bê tông xi măng. Vì vậy, bài báo có mục tiêu xây dựng mối tương quan giữa cường độ chịu kéo khi uốn vàmô đun đàn hồicủa BTXM nhằm phục vụ cho công tác đánh giá kết cấu áo đường BTXM. Kết quả cho thấy, giữa cường độ chịu kéo khi uốn vàmô đun đàn hồi có mối quan hệ tuyến tính và mô hình đảm bảo sự tin cậy với R bình phương hiệu chỉnh là 66.0%.

Tài liệu tham khảo

[1]. K. Gopalakrishnan et al., Wireless MEMS for transportation infrastructure health monitoring, Wireless MEMS Networks and Applications, 2017, pp. 53-76. https://doi.org/10.1016/B978-0-08-100449-4.00003-8
[2]. D. Iskandar et al., Overlay maintenance on road heavy vehicle lane by non-destructive test method, AIP Conference Proceedings,2114 (2019) 030016.https://doi.org/10.1063/1.5112420
[3]. Lương Xuân Chiểu, Nguyễn Quang Phúc, Phạm Văn Mạnh, Sử dụng kết quả thí nghiệm FWD phân tích kết cấu mặt đường bê tông xi măng, Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, 46 (2014) 59-66.
[4]. Phạm Cao Thăng và các cộng sự, Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá sức chịu tải của mặt đường BTXM bằng thiết bị đo động FWD, Tạp chí Giao thông vận tải, 8 (2016).
[5]. Foxworthy PT. Concepts for the Development of a Nondestructive Testing and Evaluation System for Rigid Airfield Pavements. AIR FORCE INST OF TECH WRIGHT-PATTERSON AFB OH; 1985.https://apps.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a165055.pdf
[6]. AASHTO-1993, AASHTO Guide for Design of Pavement Structures, American Association of State Highway and Transportation Officials, Washington, D.C (2001).
[7]. TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
[8]. TCVN 5276:1993, Bê tông nặng - phương pháp xác định cường độ lăng trụ và mô đun đàn hồi khi nén tĩnh.
[9]. ASTM C469:02, Standard Test Method for Static Modulus of Elasticity and Poisson's Ratio of Concrete in Compression.
[10]. TCVN 3119:1993, Bê tông nặng - phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.
[11]. AASHTO T 97-18, Standard Method of Test for Flexural Strength of Concrete (Using Simple Beam with Third-Point Loading) (ASTM Designation: C78/C78M-16).
[12]. Minitab, LLC, Minitab Statistical Software Features - Minitab, Software for Statistics, 2020.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
06/08/2020
Nhận bài sửa
04/11/2020
Chấp nhận đăng
05/11/2020
Xuất bản
15/02/2021
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
120
Số lần xem bài báo
234