Nghiên cứu và đề xuất hệ số lớp của bê tông nhựa rỗng thoát nước phục vụ thiết kế kết cấu mặt đường theo AASHTO 1993

  • Nguyễn Thị Mi Trà

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Thị Cẩm Hà

    Công ty TNHH Taiyu Việt Nam, Phòng 302, Tầng 3, Tòa nhà 101 Láng Hạ, P.Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Akihiro Kato

Email: nguyenmitra@utc.edu.vn
Từ khóa: Bê tông nhựa rỗng thoát nước, hệ số lớp, mô đun đàn hồi động, chỉ số kết cấu.

Tóm tắt

Bê tông nhựa rỗng thoát nước đã và đang được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc xem xét đưa ra thông số cường độ của lớp vật liệu này không giống nhau. Tại Việt Nam, bê tông nhựa rỗng thoát nước cũng đã bước đầu đưa vào áp dụng trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ. Để phục vụ thiết kế kết cấu mặt đường theo AASHTO 93 và tiếp tục áp dụng tại Việt Nam thì việc xác định thông số lớp của bê tông nhựa rỗng thoát nước là cần thiết. Bài báo trình bày nội dung chính của nghiên cứu là xác định thông số lớp của bê tông nhựa rỗng thoát nước trên cơ sở phân tích kết quả của thí nghiệm đo mô đun đàn hồi động tại hiện trường trên đoạn thử nghiệm tại cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ. Kết quả hệ số lớp được xác định từ nghiên cứu này là một trong những cơ sở quan trọng để kiến nghị sử dụng vật liệu này khi thiết kế kết cấu mặt đường.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ GTVT, Quy định kỹ thuật tạm thời về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp mặt đường bê tông nhựa rỗng thoát nước có sử dụng phụ gia Tafpack-Super, ban hành kèm them Quyết định số 431/QĐ-BGTVT, ngày 4/02/2016.
[2]. Q. Liu, D. Cao, Research on Material Composition and Performance of Porous Asphalt Pavement, Journal of Materials in Civil Engineering, 21 (2009) 135-140. https://doi.org/10.1061/(ASCE)0899-1561(2009)21:4(135)
[3]. Hiromitsu Nakanishi, Akihiro Kato, Hiroki Imai, Study on sustainable porous asphalt pavement based on 30 years’ experiences in Japan & Asian country, Transport journal, 24-25th November, 2018.
[4]. Nguyễn Văn Thành, Nghiên cứu các đặc tính chủ yếu của bê tông nhựa rỗng (Porous asphat) dùng làm lớp mặt cho đường ô tô cấp cao ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật, Trường Đại học Giao thông vận tải, 2016.
[5]. Bộ GTVT, 22TCN 211-06, Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế, 2006.
[6]. Bộ GTVT, 22TCN 274-01, Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế mặt đường mềm, 2001.
[7]. AASHTO Guide for Design of Pavement Structures, Washington D.C, American Association of State Highway and Transportation Officals, 1993.
[8]. Nguyễn Văn Thành, Vũ Đức Chính, Nghiên cứu xác định mô-đun đàn hồi bằng thí nghiệm kéo gián tiếp tải trọng lặp và hệ số lớp ai của bê tông nhựa rỗng thoát nước phục vụ thiết kế kết cấu mặt theo AASHTO, Tạp chí Giao thông vận tải, 12 (2016) 47-50.
[9]. K. D. Hall, C. W. Schwartz, Development of structural design guidelines for porous asphalt pavement, Transportation Research Record, 2672 (2018) 197-206. https://doi.org/10.1177/0361198118758335
[10]. Bộ GTVT 22TCN 335-06, Quy trình thí nghiệm và đánh giá cường độ nền đường và kết cấu mặt đường mềm của đường ô tô bằng thiết bị đo động FWD (2006).
[11]. Báo cáo tổng kết, Bê tông nhựa rỗng thoát nước sử dụng nhựa đường thông thường có thêm phụ gia Tafpack-Super (TPS), Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Phòng thí nghiệm trọng điểm đường bộ I, Hà Nội, tháng 10/2015.
[12]. Công ty Taiyu Kensetsu, Hướng dẫn kỹ thuật thi công mặt đường bê tông nhựa rỗng, 2011. (bản dịch tiếng Việt)

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
29/07/2020
Nhận bài sửa
14/10/2020
Chấp nhận đăng
02/11/2020
Xuất bản
28/12/2020
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
125
Số lần xem bài báo
203