Xây dựng chương trình xử lý số liệu thử nghiệm xác định đường cong mỏi của vật liệu kim loại

  • Nguyễn Đức Toàn

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Đỗ Đức Tuấn

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: ddtuan@utc.edu.vn
Từ khóa: thử nghiệm mỏi, chương trình xử lý số liệu, xác định đường cong mỏi, đường cong mỏi dạng phi tuyến, đường cong mỏi dạng Weibull, đường cong mỏi dạng Stussi.

Tóm tắt

Quá trình thử nghiệm mỏi nói chung đối với vật liệu kim loại bao gồm các bước: chế tạo mẫu vật liệu theo tiêu chuẩn hiện hành, thử nghiệm mỏi mẫu vật liệu trên thiết bị chuyên dùng ở các mức tải trọng khác nhau theo quy trình và chương trình tương ứng đã được xác được thiết lập, và xử lý số liệu thử nghiệm nhằm định họ đường cong mỏi và các đặc trưng mỏi. Các đường cong mỏi thực chất là mối quan hệ giữa hai đại lượng ngẫu nhiên: biên độ ứng suất mỏi và số chu trình phá hủy mỏi. Các mối quan hệ này được thể hiện dưới các dạng hàm tuyến tính, phi tuyến, các hàm của Weibull và Stussi. Từ các thuật toán về mối quan hệ giữa hai đại lượng ngẫu nhiên, bài báo trình bày quá trình xây dựng chương trình xử lý số liệu thử nghiệm mỏi, xác định họ đường cong mỏi của vật liệu kim loại được thử nghiệm, từ đó lựa chọn các đường cong mỏi phù hợp để sử dụng cho các bài toán đánh giá độ bền mỏi hoặc tuổi thọ mỏi của chi tiết và kết cấu cơ khí.

Tài liệu tham khảo

[1]. Phan Văn Khôi, Tuổi thọ mỏi của kết cấu thép ngoài biển, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
1997.
[2]. Phan Văn Khôi, Cơ sở đánh giá độ tin cậy, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001.
[3]. Ngô Văn Quyết, Cơ sở lý thuyết mỏi, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999.
[4]. Đỗ Đức Tuấn, Độ tin cậy và tuổi bền máy, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2013.
[5]. Đỗ Đức Tuấn, Nghiên cứu đánh giá độ bền và độ bền mỏi kết cấu bộ phận chạy đầu máy, toa xe
sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2012-04-07, Trường Đại học
Giao thông Vận tải, Hà Nội 2014.
[6]. Савоськин А.Н., Исследовние усталостной прочности рамы тележки электропоезда ЭР2,
“МИИТ-ТРАСПОРТ”, Москва 1985.
[7]. Савоськин А.Н., Бурчак Г.П., Матвеевинчев А.П., Прочность и безотказность подвижного
состава железных дорог, Машиностроение, Москва, 1990.
[8]. Грингевич Г.П., Каменская Е. А., Надежность погрузочно-разгрузочных машин,
Издатеьство Транспорт, Москва 1984.
[9]. Пузанков A.Д., Надёжность конструций локомотивов, MИИТ, Москва 1999.
[10]. Пузанков A.Д., Надёжность локомотивов, MИИТ, Москва 2006.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
04/11/2019
Nhận bài sửa
02/12/2019
Chấp nhận đăng
07/12/2019
Xuất bản
16/01/2020
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
150
Số lần xem bài báo
166