Đánh giá ảnh hưởng của sức cản cơ bản đơn vị toa xe hàng theo các mô hình khác nhau đến khối lượng đoàn tàu

  • Phạm Huy Khương

    Trường Đại học Giao thông vận tải, số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Đỗ Đức Tuấn

    Trường Đại học Giao thông vận tải, số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Đức Toàn

    Trường Đại học Giao thông vận tải, số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: ddtuan@utc.edu.vn
Từ khóa: sức cản cơ bản đơn vị, toa xe, tính toán sức kéo, khối lượng kéo đoàn tàu, đường sắt Việt Nam

Tóm tắt

Trong ngành đường sắt, để tính toán sức kéo và xác định khối lượng kéo đoàn tàu, cần biết các lực tác dụng lên đoàn tàu trong quá trình vận hành, trong đó có lực cản cơ bản của đầu máy và toa xe. Lực cản cơ bản được xác định thông qua lực cản cơ bản đơn vị. Lực cản cơ bản đơn vị được tính toán thông qua các biểu thức xây dựng trên cơ sở thực nghiệm và được áp dụng cho từng loại đầu máy, toa xe cụ thể. Cho đến nay, trong ngành đường sắt Việt Nam, chưa có điều kiện thử nghiệm để xác định các biểu thức tính toán lực cản cơ bản đơn vị cho đầu máy và toa xe. Vì vậy, việc tính toán sức kéo đều dựa vào các biểu thức thực nghiệm của nước ngoài, khá đa dạng và có những khác biệt đáng kể. Việc sử dụng các biểu thức đó trong quá trình tính toán chưa có sự thống nhất, dẫn đến những khác biệt trong kết quả tính toán. Nội dung bài viết này nhằm tổng hợp, phân tích các mô hình tính toán sức cản cơ bản đơn vị của toa xe hàng từ các nguồn khác nhau, từ đó thiết lập các biểu thức tính toán sức cản cơ bản đơn vị cho các loại toa xe hàng sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam theo các mô hình khác nhau, từ đó đánh giá ảnh hưởng của chúng đến khối lượng kéo của đoàn tàu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một số nội dung cho việc xây dựng lại quy trình sức kéo đường sắt Việt Nam

Tài liệu tham khảo

[1]. Đỗ Đức Tuấn, Vũ Văn Hiệp, Cơ sở lựa chọn các biểu thức tính toán sức cản cơ bản đơn vị đầu máy diesel sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, 71 (2020) 305-316. https://doi.org/10.25073/tcsj.71.3.14
[2]. Nguyễn Văn Chuyên, Sức kéo đoàn tàu, Trường đại học Giao thông vận tải, Hà Nội, (2001).
[3]. Đỗ Đức Tuấn, Nghiệp vụ đầu máy, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, (2004).
[4]. Đỗ Đức Tuấn, Vũ Duy Lộc, Đỗ Việt Dũng, Nghiệp vụ đầu máy, toa xe, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, (2013).
[5]. Bộ Giao thông vận tải, Quy trình tính toán sức kéo đoàn tàu đường sắt, Hà Nội, (1985).
[6]. Астахов П. Н., Гребенюк П. Т., Скорцова А. И., Справочник по тяговым расчётам, “Транспорт”, Москва, (1973).
[7]. Бабичков А. М., Гурский П. А., Новиков А. П., Тяга поездов и тяговые расчёты, “Транспорт”, Москва, (1971).
[8]. Kузмич В. Д., Руднев В. С., Френкель С. Я., Теория локомотивной тяги, “Маршрут”, Мосва, (2005).
[9]. Руднев В. С. Маношин А. В., Tяговые расчёты для магистрального транспорта, МИИТ, Мосва, (2009).
[10]. Lại Ngọc Đường, Sức kéo đoàn tàu và tính toán sức kéo, Trường đại học Giao thông vận tải, Hà Nội, (1985).
[11]. B. Gajda, Zarys techniki ruchu Kolejowego, Warszawa, (1972).
[12]. Jery Mareinkowski, Wstzp do teorit ruchu pojazdu Szynowego zagadnienia trake jne i dynamiezne, Wrocjaw (1973).
[13]. Jerzy Gruszezyuski, Ekspoaiacja pojazdow trakcyjrych, Warszawa, (1975).
[14]. H. Sobolewski, Trackeja elektryezna, Spalinowa i parowa wpw spalinowe od oporow, Warsawa, (1963).
[15]. W. Wyrzykowski, Ruch Kolejowy, Warsawa, (1966).

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
13/03/2023
Nhận bài sửa
05/08/2024
Chấp nhận đăng
10/08/2024
Xuất bản
15/08/2024
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
88
Số lần xem bài báo
44