Phân tích, đánh giá kết cấu áo đường mềm cấp cao sử dụng lớp móng cấp phối đá chặt gia cố nhựa nóng và bê tông nhựa bán rỗng

  • Nguyễn Quang Phúc

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Thị Cẩm Hà

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Danh Hợi

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Văn Hiến

    Công TNHH Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: tranthicamha@utc.edu.vn
Từ khóa: Hỗn hợp đá – nhựa, cấp phối đá chặt gia cố nhựa, ĐGCN, hỗn hợp bê tông nhựa bán rỗng, HHBR, lớp móng trên

Tóm tắt

Hỗn hợp đá – nhựa được sử dụng làm lớp móng của kết cấu áo đường (KCAĐ) mềm ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ,... Kết cấu áo đường mềm sử dụng lớp móng đá – nhựa có ưu điểm là giảm được chiều dày thiết kế so với khi sử dụng lớp móng bằng vật liệu rời rạc, tăng khả năng kháng mỏi và không xảy ra nứt phản ánh so với trường hợp sử dụng lớp móng gia cố xi măng. Một vài dự án đường cao tốc ở Việt Nam đã sử dụng loại vật liệu này cho kết quả tốt. Bên cạnh hỗn hợp cấp phối đá chặt gia cố nhựa nóng (ĐGCN), hỗn hợp bê tông nhựa bán rỗng (HHBR) theo tiêu chuẩn TCVN 13567-3:2022 cũng được sử dụng làm lớp móng trên của kết cấu áo đường mềm ở nhiều dự án cao tốc. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu cơ lý của ĐGCN và HHBR có cùng cỡ hạt lớn nhất danh định 25mm (ĐGCN 25 và HHBR 25) và kết quả phân tích một số KCAĐ mềm cấp cao có sử dụng hai loại vật liệu này làm lớp móng trên theo phương pháp cơ học – thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô đun đàn hồi, khả năng chịu mỏi của ĐGCN 25 đều lớn hơn HHBR 25 từ đó kiến nghị sử dụng ĐGCN 25 làm lớp móng trên trong KCAĐ cho các dự án xây dựng các tuyến đường cao tốc và đường ô tô cấp cao ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

[1]. Standard, British, BS 4987-1:2005 - Coated Macadam (asphalt concrete) for roads and other paved areas, Fifth edition, 2005.
[2]. Sheng, J. A., Li, F. P., Chen, J., Technical specifications for construction of highway asphalt Pavement, Ministry of Communications of the People’s Republic of China, Beijing, 2005. https://www.chinesestandard.net/PDF/English.aspx/JTGF40-2004
[3]. Delorme, J. L., De la Roche, C., Wendling, L., LPC Bituminous Mixtures Design Guide, Laboratoire Central des Ponts et Chaussées, France, 2007. https://www.yumpu.com/en/document/view/49787299/6-lpc-bituminous-mixtures-design-guide-sept-2007-aapaqorg
[4]. Trần Danh Hợi, Nghiên cứu hỗn hợp đá – nhựa nóng cường độ cao dùng trong kết cấu mặt đường ô tô cấp cao ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học GTVT, Việt Nam, 2019
[5]. Trần Danh Hợi, Bùi Xuân Cậy, Nghiên cứu thực nghiệm xác định một số chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp đá – nhựa chặt sử dụng làm móng của kết cấu áo đường mềm, Tạp chí GTVT, 9 (2017) 41 - 45.
[6]. Trần Danh Hợi, Trần Thị Kim Đăng, Nghiên cứu mô đun động của hỗn hợp đá- nhựa làm móng của kết cấu áo đường mềm, Tạp chí Cầu Đường, 10 (2017) 10 - 14.
[7]. Trần Danh Hợi, Đặng Minh Tân, Phân tích kết cấu mặt đường mềm với lớp mặt dưới và móng trên sử dụng đá – nhựa cường độ cao, Tạp chí GTVT, 4 (2021) 34 - 37
[8]. Trần Danh Hợi, Trần Thị Cẩm Hà, Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp móng cấp phối đá chặt gia cố nhựa nóng đến tuổi thọ của kết cấu mặt đường mềm ở Việt Nam, Tạp chí GTVT, 12 (2020) 73 - 76.
[9]. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 13567 - 3, Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa nóng – Thi công và nghiệm thu – Hỗn hợp nhựa bán rỗng, 2022.
[10]. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, TCCS 26, Hỗn hợp cấp phối đá chặt gia cố nhựa nóng sử dụng trong kết cấu áo đường – Yêu cầu thi công và nghiệm thu, 2019.
[11]. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, TCCS 38, Áo đường mềm – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế, 2022
[12]. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, TCCS 37, Áo đường mềm – Yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế theo chỉ số kết cấu SN, 2022.
[13]. Trần Thị Cẩm Hà, Nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học và khả năng sử dụng bitum epoxy làm chất kết dính cho hỗn hợp asphalt tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học GTVT, Việt Nam, 2020.
[14]. Nguyễn Hoàng Long, Nghiên cứu cơ sở khoa học để áp dụng phương pháp cơ học – thực nghiệm (The Mechanistic Empirical Pavement Design – MEPD) trong phân tích kết cấu áo đường mềm ở Việt Nam, Đề tài cấp bộ năm 2017, Mã số: DT 174055, Bộ Giao thông Vận tải, Việt Nam, 2017.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
24/10/2023
Nhận bài sửa
09/12/2023
Chấp nhận đăng
03/01/2024
Xuất bản
15/02/2024
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
337
Số lần xem bài báo
194