Ảnh hưởng hàm lượng cốt liệu lớn xỉ thép đến tính chất của bê tông đầm lăn sử dụng cát nghiền trong xây dựng kết cấu áo đường

  • Nguyễn Đức Trọng

    Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải, số 450-451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: trongnd_ph@utc.edu.vn
Từ khóa: Bê tông đầm lăn, xỉ thép, cát nghiền, tro bay, tính chất cơ học.

Tóm tắt

Xỉ thép là phế thải công nghiệp nhưng có thể ứng dụng hữu ích trong xây dựng công trình giao thông. Tuy nhiên, xỉ thép chủ yếu được sử dụng để làm vật liệu san lấp còn ứng dụng trong sản xuất bê tông vẫn chưa phổ biến. Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng xỉ thép đến một số tính chất cơ lý của bê tông đầm lăn (BTĐL) sử dụng cát nghiền trong xây dựng kết cấu áo đường ô tô. Cốt liệu lớn xỉ thép (CLLXT) thay thế 0 %, 50 %, và 100 % cốt liệu đá dăm để chế tạo BTĐL. Khi hàm lượng CLLXT tăng thì tính chất cơ học, khả năng chống mài mòn của BTĐL giảm, trong khi độ cứng Vebe tăng. Ở tuổi 28 ngày, cường độ chịu nén, cường độ kéo uốn và mô đun đàn hồi của BTĐL chứa 50 % hàm lượng cốt liệu xỉ thép giảm 1,8 %, 0,9 % và 7,7 %, còn độ mài mòn nhiều hơn 4,7 % so với BTĐL sử dụng hoàn toàn đá dăm truyền thống. BTĐL chứa cát nghiền sử dụng 50 % cốt liệu xỉ thép đủ điều kiện để làm mặt đường BTĐL từ cấp IV trở xuống.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Quốc Hiển, Mai Hồng Hà, Nghiên cứu tái chế xỉ lò từ nhà máy luyện thép để sử dụng làm vật liệu cho các lớp đường giao thông, Đề tài cấp Bộ- Bộ Giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, 2015.
[2] Quyết định về việc : “Ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật: Xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng”, 430/QĐ-BXD, Bộ xây dựng, Hà Nội, Việt Nam, 16/5/2017.
[3] Nguyễn Thanh Sang, Nghiên cứu thực nghiệm về bê tông đầm lăn làm kết cấu mặt đường ô tô, Tạp chí GTVT, 7 (2013) 11-13.
[4] World Steel Association, in: World Steel in Figures 2016, World Steel Assoc., 2016, pp.3–30.
[5] M.N.T Lam, D.H. Le, Saravut Jaritngam, Compressive strength and durability properties of roller-compacted concrete pavement containing electric arc furnace slag aggregate and fly ash, Construction and Building Materials, 191 (2018) 912-922. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2018.10.080
[6] M.N.T Lam, Saravut Jaritngam, D.H. Le, Roller-compacted concrete pavement made of Electric Arc Furnace slag aggregate: Mix design and mechanical properties, Construction and Building Materials, 154 (2017) 482-495. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2017.07.240
[7] American Concrete Pavement Association, Roller-Compacted Concrete Pavements as Exposed Wearing Surface, 2014, pp. 1–29.
[8] J.P.Patel, Broader use of steel slag aggregates in concrete, Masters of science in civil engineering, Cleveland State University, 2008.
[9] Nguyễn Đức Trọng, Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng tro bay đến tính chất của bê tông đầm lăn sử dụng hỗn hợp cát mịn tự nhiên và cát nghiền, Tạp chí Khoa học GTVT, 4 (2016) 43-47.
[11] Nguyễn Đức Trọng, Trương Văn Đoàn, Trương Quang Việt, Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng tro bay đến một số tính chất cơ lý của bê tông đầm lăn sử dụng xỉ thép trong xây dựng đường ô tô ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy Lợi và Môi Trường, 59 (2017) 101-107.
[12] Quyết định về việc : “Ban hành quy định tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông đầm lăn trong xây dựng công trình giao thông”, 4452/QĐ-BGTVT, Bộ Giao thông vận tải, Hà Nội, Việt Nam, 18/12/2015.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
03/09/2023
Nhận bài sửa
07/11/2023
Chấp nhận đăng
21/12/2023
Xuất bản
15/02/2024
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
131
Số lần xem bài báo
50