Nghiên cứu ứng dụng QGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lào Cai theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn

  • Vũ Kim Hạnh

    Trường Đại học Giao thông vận tải, số 3 phố Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Đoàn Danh Cường

    Trường Đại học Giao thông vận tải, số 3 phố Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Vũ Văn Khoát

    Trường Đại học Giao thông vận tải, số 3 phố Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: doandanhcuong@utc.edu.vn
Từ khóa: chất thải rắn sinh hoạt, thành phố Lào Cai, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, QGIS, mạng lưới thu gom, kinh tế tuần hoàn

Tóm tắt

Tại các đô thị, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ngày càng gia tăng cùng với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa. Bài báo trình bày kết quả khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn 10 phường thuộc thành phố Lào Cai, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đạt 96,85%, tỷ lệ thu gom đạt 95-97%. Tỷ lệ CTRSH được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân bón hoặc thu hồi năng lượng tại TP Lào Cai đạt 63%, còn lại 37% được chôn lấp tại Bãi chôn lấp CTR thôn Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ QGIS hỗ trợ việc sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có vào công tác giám sát phân loại CTRSH, quản lý thu gom, lập bản đồ thu gom CTR. Việc làm này nhằm tối ưu hoá tuyến đường thu gom vận chuyển và giảm chi phí thu gom, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH theo định hướng kinh tế tuần hoàn

Tài liệu tham khảo

[1]. Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai, Thực trạng về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Hội thảo khoa học Xã hội hoá chi phí thu, vận chuyển và xử lý CTRSH: hiện trạng và giải pháp, 6 (2022).
[2]. Nguyễn Thu Huyền, Nghiên cứu ứng dụng QGIS xây dựng bản đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Trường ĐH Tài nguyên môi trường, 2021.
[3]. Sở TNMT tỉnh Lào Cai, Đánh giá thực trạng công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn tình Lào Cai và đề xuất cơ chế, chính sách, Hội thảo chuyên đề rác thải sinh hoạt, Lào Cai, 8 (2020).
[4]. Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai, Quy hoạch quản lý CTR địa bàn tỉnh LC đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, Lào Cai, 2014.
[5]. UBND tỉnh Lào Cai, Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Đề án Phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bát Xát giai đoạn 2016-2020, 4 (2021).
[6]. UBND tỉnh Lào Cai, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai năm 2021, 4 (2022).
[7]. P.H. Dinh, H.K. Nguyen, Applying the Circular Economy model to urban waste management in Singapore anh experiences for Vietnam, Proceedings of the International Conference on Emerging Challenges: Business Transformation and Circular Economy, (2021). https://doi.org/10.2991/aebmr.k.211119.026
[8]. I.Jamal, S.Ahmad, H.K. Do, Quantum GIS Based Descriptive and Predictive Data Analysis for Effective Planning of Waste Managemen, IEEE Access, 8 (2020) 46193-46205. https://doi.org/10.1109/access.2020.2979015
[9]. Le.H.S, A. Louati, Modeling municipal solid waste collection: A generalized vehicle routing model with multiple transfer stations, gather sites and inhomogeneous vehicles in time windows, Waste Management, 52 (2016) 34-49. https://doi.org/10.1016/j.wasman.2016.03.041
[10]. T.K. Nguyen et al., Optimization of municipal solid waste transportation by integrating GIS analysis, equation-based, and agent-based model, Waste Manage, 59 (2017) 14-22. https://doi.org/10.1016/j.wasman.2016.10.048

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
07/11/2022
Nhận bài sửa
14/12/2022
Chấp nhận đăng
14/02/2023
Xuất bản
15/02/2023
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
72
Số lần xem bài báo
81