Nghiên cứu ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục trong khảo sát và bố trí tuyến đường

  • Lê Văn Hiến

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Lê Minh Ngọc

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Đức Công

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: hienlv@utc.edu.vn
Từ khóa: trạm tham chiếu hoạt động liên tục, bản đồ tỷ lệ lớn, bố trí tuyến đường, tiêu chuẩn kỹ thuật về đo đạc trắc địa.

Tóm tắt

Trạm tham chiếu hoạt động liên tục (trạm CORS) đã được xây dựng và đang hoàn thiện mật độ phủ trùm từ Bắc vào Nam để phục vụ cho công tác đo đạc trắc địa tại Việt Nam. Hiện nay, trạm CORS đang được nghiên cứu, khảo sát để ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực đo đạc khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng công trình. Bài báo này nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ trạm CORS trong khảo sát và bố trí tuyến đường. Một tuyến đường thuộc dự án thực tế đã được sử dụng để khảo sát độ chính xác của ứng dụng công nghệ trạm CORS trong công tác khảo sát thành lập bản đồ tỷ lệ lớn và công tác bố trí tuyến thuộc giai đoạn thi công. Kết quả đo bằng trạm CORS được đối sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định độ chính xác cho từng hạng mục tương ứng và các phương pháp đo đạc truyền thống để đánh giá độ chính xác, từ đó đề xuất khả năng ứng dụng công nghệ này trong khảo sát và bố trí tuyến đường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ đo bằng trạm CORS đảm bảo độ chính xác thành lập bản đồ tỷ lệ lớn và bố trí tuyến đường. Thông qua thực nghiệm, ứng dụng trạm CORS thể hiện rõ rệt tính hiệu quả của công tác đo ngoại nghiệp so với các phương pháp truyền thống.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Tài nguyên & Môi trường, Thông tư Số 68/2015/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1 :500, 1 :1000, 1 :2000, 1 :5000, 2015.
[2]. Bộ Giao thông Vận tải, Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 263:2000 về Quy trình khảo sát đường ô tô, 2000.
[3]. R. A. Snay, T. Soler, Continuously Operating Reference Station (CORS) : History, Applications, and Future Enhancements, Journal of Surveying Engineering, 134 (2008) 95-104. https://doi.org/10.1061/(ASCE)0733-9453(2008)134:4(95)
[4]. S. Rozsa, A. Kenyeres, Near-real Time Estimation of Integrated Water Vapour from GNSS Observations in Hungary, AGU Fall Meeting Abstracts, 2010.
[5]. H. Z. Abidin, F. H. Adiyanto, I. Meilano, H. Andreas, The Applications of GPS CORS in Indonesia: Status, Project and Limitation, in Conference: FIG Congress, Australia, 2010.
[6]. Các trạm định vị vệ tinh chính thức vận hành. https://monre.gov.vn/Pages/mang-luoi-cac-tram-dinh-vi-ve-tinh-chinh-thuc-van-hanh.aspx, truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
[7]. Diêm Công Huy, Ứng dụng công nghệ trạm GNSS/CORS trong quan trắc chuyển dịch phục vụ đánh giá tai biến công trình do biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí KHCN Xây dựng, 3 (2019) 53-58.
[8]. Nguyễn Mạnh Cường, Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong quan trắc dịch động bãi thải, Đề tài khoa học cấp Bộ Công Thương, 2018.
[9]. Lê Minh Ngọc, Lê Văn Hiến, Trần Đức Công, Đánh giá độ chính xác thành lập đường chuyền cấp 2 bằng công nghệ trạm tham chiếu hoạt động liên tục trong công tác khảo sát tuyến đường, Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, 67 (2018) 24–32.
[10]. Lê Minh Ngọc, Lê Văn Hiến, Trần Đức Công, Khảo sát độ chính xác bố trí tim tuyến đường bằng công nghệ trạm tham chiếu hoạt động liên tục, Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, 71 (2020) 70–79. https://doi.org/10.25073/tcsj.71.2.2

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
23/03/2022
Nhận bài sửa
25/04/2022
Chấp nhận đăng
11/05/2022
Xuất bản
15/08/2022
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
134
Số lần xem bài báo
116