Nghiên cứu phương pháp xác định đường cong chuyển tiếp tối ưu khi cải tạo, nâng cấp đoạn cong tuyến đường sắt

  • Trần Đắc Sử

    Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 phố Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: tdsu@utc.edu.vn
Từ khóa: đường cong chuyển tiếp, cải tạo tuyến đường sắt, lý thuyết sai số.

Tóm tắt

Trong quá trình vận hành tuyến đường sắt, các điểm chi tiết trên đường cong chuyển tiếp có thể bị chuyển dịch bởi các nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo an toàn vận tải tuyến đường sắt, các điểm chi tiết trên đường cong chuyển tiếp hiện hữu cần được nâng cấp, cải tạo chuẩn hóa lại vị trí chính xác của chúng đến đường cong chuyển tiếp tối ưu. Bài báo nghiên cứu áp dụng lý thuyết của đường cong chuyển tiếp và lý thuyết sai số trong trắc địa để đưa ra phương pháp xác định đường cong chuyển tiếp tối ưu từ các điểm chi tiết trên đường cong chuyển tiếp hiện hữu. Trước tiên tọa độ các điểm chi tiết trên thực địa được đo bằng máy toàn đạc điện tử, sau đó xác định hệ số đường cong chuyển tiếp hiện hữu tại các điểm này và hệ số đường cong chuyển tiếp tối ưu. Trên cơ sở hệ số đường cong chuyển tiếp tối ưu xác định toạ độ và độ chuyển dịch các điểm chi tiết từ đường cong chuyển tiếp hiện hữu đến đường cong chuyển tiếp tối ưu theo trục x hoặc trục y của hệ tọa độ. Phương pháp đề xuất đã được kiểm chứng bằng số liệu đo thực tế. Kết quả chỉ ra rằng, phương pháp đề xuất phù hợp với công tác đo đạc trên thực địa, đảm bảo độ chính xác nâng cấp và cải tạo tuyến đường sắt.

Tài liệu tham khảo

[1]. E.B. KliuSin và các tác giả, Trắc địa, Akademia, 2012.
[2]. I.I. Kantor, Cơ sở khảo sát và thiết kế đường sắt, Nhedra, Moscova, 1999.
[3]. V.D. BalSakov và các tác giả, Sách hướng dẫn trắc địa công trình, Nhedra, Moscova, 1987.
[4]. V.G. Aphanasiev và các tác giả, Trắc địa trong xây dựng công trình giao thông, Nhedra, Moscova, 1978.
[5]. N.N. Lebedev và các tác giả, Hướng dẫn thực hành trắc địa công trình, Nhedra, Moscova, 1977.
[6]. V. Sill, Trắc địa công trình, Nhedra, Moscova, 1974.
[7]. M.P. Sirotkin, Sách hướng dẫn trắc địa công trình giành cho người xây dựng, Nhedra, Moscova, 1968.
[8]. V.D. BalSakov và các tác giả, Cẩm nang trắc địa (quyển 2), Nhedra, Moscova, 1975.
[9]. Trần Đắc Sử và các tác giả, Trắc địa đại cương, Giao thông vận tải, Hà Nội, 2007.
[10]. V.D. BalSakov và các tác giả, Lý thuyết xử lý kết quả đo đạc, Nhedra, Moscova, 1977.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
17/12/2021
Nhận bài sửa
08/01/2022
Chấp nhận đăng
18/01/2022
Xuất bản
15/02/2022
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
132
Số lần xem bài báo
359