Nghiên cứu biện pháp tiêu năng dòng chảy trong thân cống dốc trên đường giao thông – biện pháp bố trí mố nhám gia cường trong thân cống

  • Nguyễn Đăng Phóng

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Hoàng Thị Minh Hải

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: ndphong@utc.edu.vn
Từ khóa: cống dốc, tiêu năng, cống có hai độ dốc, bậc nước, mố nhám.

Tóm tắt

Trong công tác thiết kế cống dốc trên đường giao thông ở khu vực đồi núi nước ta, nhiệm vụ tính toán thủy lực cống ngoài việc xác định khẩu độ cống để đảm bảo thoát hết lưu lượng thiết kế của cống, vấn đề thiết kế cống để đảm bảo triệt tiêu một phần năng lượng dòng chảy trong cống để làm giảm áp lực cho công trình tiêu năng ở hạ lưu cống cần được đặt ra. Để làm giảm năng lượng dòng chảy trong thân cống dốc, hiện nay ở Việt Nam thường áp dụng hai giải pháp thiết kế cống: 1) Bố trí cống có hai độ dốc, đoạn thượng lưu có độ dốc lớn và đoạn hạ lưu có độ dốc nhỏ; 2) Bố trí cống dạng bậc nước. Ngoài hai giải pháp này, trên thế giới còn có giải pháp bố trí công trình tiêu năng hay mố nhám gia cường trên toàn thân cống hoặc ở cuối đoạn cuối cống. Trong bài báo này, tác giả trình bày chi tiết một số phương pháp tiêu năng trong thân cống dốc thường dùng. Từ đó phân tích các ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp này. Đồng thời, tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu mô hình vật lý về mố nhám gia cường trong thân cống dốc được thực hiện tại phòng thí nghiệm Thủy lực – Thủy văn, Trường đại học Giao thông vận tải.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Giao thông Vận tải, Thiết kế điển hình cống dốc 83 – 02X, Hà Nội, 1983.
[2]. Trương Xuân Khiêm và nnk, Quy hoạch, thiết kế và xây dựng đường giao thông nông thôn, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội, 1998.
[3]. Nguyễn Quang Chiêu, Trần Tuấn Hiệp, Thiết kế cống và cầu nhỏ trên đường ô tô, Tái bản có sửa chữa bổ sung, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2004.
[4]. L. T. Philip, T. K. Roger, Hydraulic Design of Energy Dissipators for Culverts and Channels – HEC – 14, Federal Highway Administration National Highway Institute, 2006. https://www.fhwa.dot.gov/engineering/hydraulics/pubs/06086/hec14.pdf.
[5]. H. H. Rollin, et al, Energy Dissipation in Culverts by Forced Hydraulic Jump Within a Barrel, Transportation Research Record Journal of the Transportation Research Board, 2005. https://doi.org/10.1177/0361198105190400113.
[6]. D. F. Peterson, P. K. Mohanty, Flume Studies of Flow in Steep Rough Channels,
ASCE Hydraulics Journal, HY-9, 1960. https://scholarworks.umass.edu/fishpassage_journal_articles/1443/.
[7]. H. M. Morris, Design of Roughness Elements for Energy Dissipation in Highway
Drainage Chutes, HRR #261, TRB, Washington, D.C, 1969, pp. 25-37. https://www.semanticscholar.org/paper/Design-of-Roughness-Elements-for-Energy-Dissipation-Morris/09bcbb81cf677ec2d5f6b6c82629e69c5d89c795.
[8]. M. W. James, et al, Roughness elements as energy dissipators of free-surface flow in circular pipes, Sponsored by Committee on Surface Drainage of Highways, 1971. http://onlinepubs.trb.org/Onlinepubs/hrr/1971/373/373-006.pdf.
[9]. A. L. Simon, et al, Internal Energy Dissipators for Culverts on Steep Slopes with Inlet Control, Transportation Research Record 1151. http://onlinepubs.trb.org/Onlinepubs/trr/1987/1151/1151-003.pdf.
[10]. Nguyễn Cảnh Cẩm và nnk, Thủy lực – tập 2, Tái bản lần thứ ba có chỉnh lý và bổ sung, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2006.
[11]. Mai Quang Huy và nnk, Thủy lực, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2020.
[12]. Nguyễn Đăng Phóng và Hoàng Thị Minh Hải, Nghiên cứu hiệu quả giảm năng lượng trong cống hộp trên đường giao thông bằng nhám gia cường, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học GTVT, 2020, ISBN: 987-604-76-2272-6.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
28/09/2021
Nhận bài sửa
09/11/2021
Chấp nhận đăng
12/11/2021
Xuất bản
15/02/2022
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
122
Số lần xem bài báo
263