Thực nghiệm đánh giá cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo của bê tông bán mềm

  • Nguyễn Ngọc Lân

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Thị Thanh Thủy

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Lê Hoàng Sơn

    Ủy Ban nhân dân Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
  • Nguyễn Long

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: nguyenngoclan@utc.edu.vn
Từ khóa: Mặt đường bán mềm, Xi măng biến tính, Bê tông bán mềm, cường độ chịu kéo

Tóm tắt

Mặt đường bê tông nhựa có nhược điểm là tính ổn định nhiệt kém và biến dạng lớn khi chịu tác dụng của tải trọng, mặt đường bê tông xi măng có nhược điểm là tính êm thuận kém, thời gian thông xe lâu, quá trình bảo trì, sửa chữa phức tạp. Giải pháp mặt đường bê tông bán mềm có thể cân bằng được các tính năng của mặt đường bê tông nhựa và mặt đường bê tông xi măng, khắc phục được các nhược điểm của hai loại mặt đường này. Nguyên lý làm việc của mặt đường bán mềm là kết hợp những tính năng của bê tông xi măng và bê tông nhựa bằng cách lấp đầy các lỗ rỗng của bộ khung bê tông nhựa bằng vữa gốc xi măng biến tính. Bài báo này trình bày kết quả thực nghiệm đánh giá cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo của bê tông bán mềm sử dụng xi măng biến tính được nghiên cứu chế tạo để lấp đầy lỗ rỗng bê tông nhựa. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, sản phẩm xi măng biến tính sử dụng cho bê tông bán mềm có hàm lượng nước hợp lý từ 38-43 %. Khi bê tông nhựa rỗng có độ rỗng dư bằng nhau, loại cốt liệu (đá bazan và đá vôi) không ảnh hưởng đến cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông bán mềm. Nếu lấy giới hạn cường độ chịu nén ở 1 ngày tuổi của bê tông bán mềm là 5,0 MPa, thì cường độ chịu nén của các mẫu thí nghiệm cao hơn trung bình 64 %, và nếu lấy giới hạn cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông bán mềm ở 7 ngày tuổi là 2,5 MPa thì kết quả thí nghiệm của các mẫu thử cao hơn trung bình 67 %.

Tài liệu tham khảo

[1] T.B. Moghaddam, M.R. Karim, M. Abdelaziz, A review on fatigue and rutting performance of asphalt mixes. Sci. Res. Essays, 6 (2011) 670–682.
[2] T. Xu, X. Huang, Investigation into causes of in-place rutting in asphalt pavement. Constr. Build. Mater, 28 (2012) 525–530.
[3]. J.R. Oliveira, N.H. Thom, S.E. Zoorob, Design of pavements incorporating grouted macadams. J. Transp, 134 (2008) 7–14. https://doi.org/10.1061/(ASCE)0733-947X(2008)134:1(7)
[4] J. Mayer, M. Thau, Jointless pavements for heavy-duty airport application: the semi-flexible approach, Adv. Airfield Pavements, (2001) 87–100.
[5] I.L. Al-Qadi, H. Gouru, R.E. Weyers, Asphalt Portland cement concrete composite: laboratory evaluation, J. Transp, 120 (1994) 94–108.
[6] T. Ling, X. Zheng, M. Ling, C. Xiong, Q. Dong, Research on performance of water retention and temperature-fall semi-flexible pavement material, China, J. Highway Transport, 23 (2010) 7–17.
[7] A. Setyawau, Development of Semi-flexible Heavy-duty Pavements, Ph.D. thesis, University of Leeds, School of Civil Engineering, Leeds, 2006.
[8]. M.L. Afonso, M. Dinis-Almeida, L.A. Pereira-De-Oliveira, J. Castro-Gomes, S.E. Zoorob, Development of a semi-flexible heavy duty pavement surfacing incorporating recycled and waste aggregates – preliminary study, Constr.Build. Mater, 102 (2016) 155–161.
[9]. T. Hirato, M. Murayama, H. Sasaki, Development of high stability hot mix asphalt concrete with hybrid binder, J. Traffic Transport. Eng, 1 (2014) 424–431.
[10] P. Larsen, Reinforced semi flexible pavement, U.S. Patent Application US 20040101365 A1, (2002) 2–22.
[11]. B. Yang, X. Weng. The influence on the durability of semi-flexible airport pavement materials to cyclic wheel load test. Constr. Build. Mater, 98 (2015) 171–175.
[12]. Q.J. Ding, Z. Sun, F. Shen, S.L. Huang, The performance analysis of semi-flexible pavement by the volume parameter of matrix asphalt mixture, Adv. Mater. Res, 168–170 (2010) 351–356.
[13]. A. Setyawan, Asessing the compressive strength properties of semi-flexible pavements, Proc. Eng, 54 (2013) 863–874.
[14]. K.E. Hassan, A. Setyawan, S.E. Zoorob, Effect of cementitious grouts on the properties of semi-flexible bituminous pavement, in: Proceedings of the Fourth European Symposium on Performance of Bituminous and Hydraulic Materials in Pavement, (2002) 113–120.
[15] S. Koting, H. Mahmud, M.R. Karim, Influence of Superplasticizer Type and Dosage on the Workability and Strength of CementitSunsious Grout for Semi-Flexible Pavement, Application 6 (2007) 2156–2167.
[16] J. Zhang, J. Cai, J. Pei, R. Li, X. Chen, Formulation and performance coMParison of grouting materials for semi-flexible pavement, Constr. Build. Mater, 115 (2016) 582–592.
[17] B. Fang, T. Xu, S. Shi, Laboratory study on cement slurry formulation and its strength mechanism for semi-flexible pavement, J. Test. Eval, 44 (2015) 20150230.
[18]. Đ.V. Đông, Nghiên cứu ứng dụng mặt đường bán mềm cho xây dựng mặt đường cấp cao ở Việt Nam, Tạp chí GTVT, 6 (2011).
[19]. NM. Tuấn, ND. Phương, Đánh giá chất lượng mặt đường bán mềm sử dụng vữa tự chèn trong phòng thí nghiệm, Tạp chí GTVT, 12 (2019).
[20]. A. Setyawau, Development of Semi-flexible Heavy-duty Pavements, Ph.D. thesis, University of Leeds, School of Civil Engineering, Leeds, 2006.
[21] M.L. Afonso, M. Dinis-Almeida, L.A. Pereira-De-Oliveira, J. Castro-Gomes, S.E. Zoorob, Development of a semi-flexible heavy duty pavement surfacing incorporating recycled and waste aggregates – preliminary study, Constr. Build. Mater, 102 (2016) 155–161.
[22] T. Hirato, M. Murayama, H. Sasaki, Development of high stability hot mix asphalt concrete with hybrid binder. J. Traffic Transport. Eng, (English Edition), 1 (2014) 424–431.
[23]. Bộ Giao thông vận tải, Quyết định Số 189/QĐ-BGTVT, Thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp bê tông bán mềm, 2020.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
11/04/2023
Nhận bài sửa
09/06/2023
Chấp nhận đăng
12/06/2023
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
84
Số lần xem bài báo
74