Nghiên cứu phương pháp xác định độ cao thủy chuẩn từ kết quả đo và xử lý số liệu GNSS qua xây dựng mô hình GEOID cục bộ bằng kỹ thuật RCR

  • Trần Quang Học

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 phố Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: hoctq@utc.edu.vn
Từ khóa: Độ cao trắc địa, độ cao thủy chuẩn, độ cao Geoid, mô hình OSU91A, mô hình EGM96, mô hình EGM2008, mô hình số địa hình

Tóm tắt

Bài toán xác định chính xác độ cao thủy chuẩn từ kết quả đo và xử lý số liệu GNSS phụ thuộc vào độ chính xác của mô hình Geoid và mô hình số địa hình được lựa chọn. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam thông thường sử dụng các mô hình toàn cầu như EGM2008, EIGEN-6C4, SGG-UGM-1, GECO, … Các mô hình trên chỉ phù hợp cho toàn cầu hay một khu vực rộng lớn, không phù hợp cho một khu vực có diện tích giới hạn, hoặc có đặc thù riêng như khu vực miền núi. Mặt khác, trong khảo sát thi công công trình, một nhiệm vụ quan trọng là phải xây dựng được lưới khống chế trắc địa bao gồm các điểm vừa có tọa độ được đo bằng công nghệ GNSS, độ cao thủy chuẩn được đo bằng phương pháp đo cao hình học. Bài toán đặt ra nếu kết hợp được các điểm lưới khống chế, mô hình số địa hình và mô hình Geoid phù hợp với khu vực khảo sát sẽ cho phép xây dựng được mô hình Geoid cục bộ với độ chính xác cao là cơ sở cho việc xác định độ cao thủy chuẩn dựa trên công nghệ đo cao GNSS. Trong bài báo này, nhóm tác giả đã nghiên cứu xây dựng mô hình Geoid cục bộ dựa trên các điểm song trùng có số liệu đo GNSS và thủy chuẩn, sử dụng kỹ thuật Loại bỏ–Tính toán–Phục hồi (Remove–Compute–Restore; RCR). Kết quả nghiên cứu của bài báo cho phép xây dựng được mô hình Geoid cục bộ có độ chính xác cao hơn, từ đó cho phép nâng cao độ chính xác tính độ cao thủy chuẩn từ kết quả đo và xử lý số liệu GNSS

Tài liệu tham khảo

[1 ]. Nguyễn Duy Đô, Sisomphone Insisiengmay, Đánh giá độ chính xác mô hình Geoid, Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, 3 (2012) 25-29.
[2 ]. R. Forsberg, C. C. Tscherning, The use of height data in gravity field approximation by collocation, Journal of Geophysical Research: Solid Earth., 86 (1981) 7843-7854. https://doi.org/10.1029/JB086iB09p07843
[3 ]. K. P. Schwarz, M. G. Sideris, R. Forsberg, The use of FFT techniques in physical geodesy, Geophys. J. Int., 100 (1990) 485-514. https://doi.org/10.1111/j.1365-246X.1990.tb00701.x
[4 ]. Rene Forsberg, C. C. Tscherning, An overview manual for the GRAVSOFT geodetic gravity field modelling programs, Contract report for JUPEM, 2008.
[5 ]. N. K. Pavlis, S. A. Holmes, S. C. Kenyon, J. K. Factor, The development and evaluation of the Earth Gravitational Model 2008 (EGM2008), Journal of geophysical research: solid earth., 117 (B4) (2012). https://doi.org/10.1029/2011JB008916
[6 ]. Franz Barthelmes, Definition of functionals of the geopotential and their calculation from spherical harmonic models: theory and formulas used by the calculation service of the International Centre for Global Earth Models (ICGEM). http://icgem. gfz-potsdam, de, 2009.
[7 ]. Nguyễn Cao Văn, Ngô Văn Thứ, Trần Thái Ninh, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2018.
[8 ]. Vũ Đình Toàn, Xây dựng mô hình Geoid cục bộ cho khu vực Cẩm Phả - Mông Dương, Tạp chí KHKT Mỏ - Địa Chất, 41 (2013) 70-75.
[9 ]. Đặng Nam Chinh, Một số vấn đề trong xử lý số liệu trắc địa cao cấp, Bài giảng chuyên đề tiến sĩ, Bộ môn Trắc địa cao cấp, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2011.
[10]. Đặng Nam Chinh, Nội suy dị thường độ cao và độ chính xác xác định độ cao bằng công nghệ GPS, Đặc san Khoa học và công nghệ địa chính, 12 (1997).
[11]. Nguyễn Duy Đô, Đặng Nam Chinh, Chính xác hóa dị thường độ cao EGM2008 dựa trên số liệu GPS-thuỷ chuẩn trên phạm vi cục bộ vùng Tây Nguyên và duyên hải nam trung bộ, Tạp chí các khoa học về trái đất, 3 (2012) 85-91.
[12]. Hoàng Ngọc Hà, Trương Quang Hiếu, Cơ sở toán học xử lý số liệu trắc địa, NXB Giao thông vận tải, 2003.
[13]. Hà Minh Hòa, Một số vấn đề hiện đại của trắc địa vật lý, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2018.
[14]. Trần Quang Học, Nghiên cứu phương pháp chuyền đồ cao qua sông lớn bằng công nghệ GPS khi thành lập lưới độ cao trong xây dựng cầu, Tạp chí khoa học Giao thông Vận tải, số 56 (2016) 26-30.
[15]. Phạm Hoàng Lân, Nghiên cứu các giải pháp nâng cao độ chính xác đo cao GPS trong điều kiện Việt Nam, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp Bộ (TN-MT), Hà Nội, 2007.
[16]. Phạm Hoàng Lân, Nghiên cứu thiết lập hệ thống độ cao chuẩn thống nhất cho cả lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam trên cơ sở không sử dụng mặt nước biển trung bình. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp Bộ (TN-MT), Hà Nội, 2009.
[17]. Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Văn Sáng, Tính chuyển giá trị trọng lực giữa các hệ triều, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa Chất, 60 (2019) 67-72.
[18]. Bộ xây dựng, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9401:2012 : Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình, 2012.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
19/04/2023
Nhận bài sửa
03/06/2023
Chấp nhận đăng
06/06/2023
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
75
Số lần xem bài báo
75