Nghiên cứu thực nghiệm đặc tính Marshall và khả năng kháng lún vệt bánh của hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bitum-epoxy ở Việt Nam

  • Trần Thị Cẩm Hà

    Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: Tranthicamha@utc.edu.vn
Từ khóa: bê tông nhựa bitum-epoxy, bê tông nhựa polime, độ ổn định Marshall, độ dẻo Marshall, độ ổn định còn lại, kháng lún vệt bánh xe.

Tóm tắt

Bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bitum-epoxy (BTNE) đã được nghiên cứu, sử dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Việc sử dụng BTNE làm tầng mặt cho các tuyến đường chịu tải trọng nặng, làm lớp phủ mặt cầu thép đã cho kết quả tốt với sự khắc phục được rất rõ một số nhược điểm của mặt đường bê tông nhựa thông thường. Thực tế khai thác mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam cho thấy đã có nhiều sự cố hư hỏng sớm trên các trục quốc lộ chính vì vậy việc nghiên cứu các vật liệu cải tiến là cần thiết. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu độ ổn định, độ dẻo Marshall, độ ổn định còn lại và khả năng kháng hằn lún của bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bitum-epoxy (BE). Các chỉ tiêu này được so sánh đối chứng với bê tông nhựa sử dụng nhựa polime III với cùng loại cốt liệu để đánh giá những ưu điểm của bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bitum-epoxy. Kết quả nghiên cứu này cho thấy BTNE có độ ổn định Marshall, khả năng kháng lún vệt bánh vượt trội so với bê tông nhựa polime và cần có các nghiên cứu tiếp theo về BTNE để sớm đưa loại vật liệu này vào sử dụng trong các kết cấu mặt đường cấp cao ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

[1]. International Transport Forum (ITF), Long-Life Surfaces for Busy Roads, 1st edition, OECD Publishing, Paris, 2008. https://doi.org/10.1787/9789282101209-en
[2]. Luo Sang, Wang Jianwei and Qian Zhendong, Research on the performance of locally developed epoxy asphalt mixes, Proceedings of the 26th Southern African Transport Conference, Document Transformation Technologies cc, South Africa, 736-744, 2007.
[3]. Qing Lu, John Bors, Alternate uses of epoxy asphalt on bridge decks and roadways, Construction and Building Materials, 78 (2015) 18–25. http://dx.doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2014.12.125
[4]. Q.T.Nguyen, T.C.H. Tran, Experimental Investigation of Fatigue Behavior for Polymer Modified Asphalt and Epoxy Asphalt Mixtures, Proceedings of the 3rd International Conference on Sustainability in Civil Engineering, 2021, Springer, Singapore, 161-166. https://doi.org/10.1007/978-981-16-0053-1_20
[5]. Trần Thị Cẩm Hà, Trần Thị Kim Đăng, Nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản của Bitum-epoxy, Tạp chí Giao thông Vận tải, 5 (2017) 81-83.
[6]. Trần Thị Cẩm Hà, Nguyễn Quang Tuấn, Trần Anh Tuấn, Hoàng Việt Hải, Ứng xử chịu cắt của lớp phủ bê tông nhựa và vật liệu dính bám Epoxy trên bản thép, Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, 66 ( 2018) 12-18.
[7]. Bộ Giao thông Vận tải, 22 TCN 356 – 06 Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường BTN sử dụng nhựa đường polime, 2006.
[8]. TAIYU KENSETSU CO.,LTD, Material safety data sheet Consists of RESIN and HADENER, 2010.
[9]. Trần Thị Cẩm Hà, Bùi Xuân Cậy, Nghiên cứu thực nghiệm mô đun đàn hồi và cường độ chịu kéo uốn của bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bitum-epoxy, Tạp chí Giao thông Vận tải, 5 (2018) 61-64.
[10]. Bộ Giao thông Vận tải, TCVN 8820 – 2011 Hỗn hợp bê tông nhựa nóng - thiết kế theo phương pháp Marshall, 2011.
[11]. AASHTO T245 – 2008 Standard Method of Test for Resistance to Plastic Flow of Bituminous Mixtures Using Marshall Apparatus, 2008.
[12]. Bộ Giao thông Vận tải, Quyết định số 1617/QĐ-BGTVT về việc Ban hành Quy định kỹ thuật về phương pháp thử độ sâu vệt hằn bánh xe của bê tông nhựa xác định bằng thiết bị Wheel tracking, 2014.

Tải xuống

Chưa có dữ liệu thống kê
Nhận bài
16/12/2021
Nhận bài sửa
04/02/2022
Chấp nhận đăng
14/02/2022
Xuất bản
15/02/2022
Chuyên mục
Công trình khoa học
Số lần xem tóm tắt
109
Số lần xem bài báo
144