https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/issue/feed Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải 2025-02-15T10:28:27+07:00 Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải tcsj@utc.edu.vn Open Journal Systems https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/2156 Khảo sát sức kháng mất ổn định cục bộ của tấm thép có xét đến cấp thép tính năng cao SBHS500 và SBHS700 2025-02-14T17:15:12+07:00 Đức Đặng Việt dangvietduc@gmail.com Sức kháng mất ổn định cục bộ của tấm thép chịu nén kê giản đơn 4 cạnh là giá trị thiết kế quan trọng của một kết cấu công trình thép. Với ứng dụng của thép tính năng cao sẽ nâng cao đáng kể giá trị thiết kế này. Một số lượng lớn tấm thép kê 4 cạnh được khảo sát với áp dụng mô hình số theo phương pháp phần tử hữu hạn và giả thiết phi tuyến khi mô tả ứng xử của cấp vật liệu thép thông thường và thép tính năng cao SBHS. Mô hình xét đến ứng xuất dư và biến dạng ban đầu ở mức giới hạn cho phép để đánh giá công thức thiết kế sức kháng mất ổn định cục bộ của tấm thép trong quy trình thiết kế cầu đường bộ Nhật Bản hiện hành. Kết quả phân tích số chỉ ra công thức trong quy trình thiết kế Nhật Bản hiện hành là không an toàn trong phạm vi trung gian của tham số độ mảnh R của tấm thép và với cùng mức độ tham số độ mảnh R, ứng suất dư và biến dạng ban đầu, sức kháng của tấm đối chiếu với giá trị chảy dẻo (σu/σy) với cấp thép tính năng cao sẽ lớn hơn một chút của tấm với cấp thép thông thường 2025-02-15T00:00:00+07:00 ##submission.copyrightStatement## https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/2223 Nghiên cứu các tham số thiết kế cho bản mặt cầu sườn mỏng sử dụng bê tông cường độ cao 2025-02-14T17:15:12+07:00 Bảo Bùi Quốc hangntn@huce.edu.vn Hằng Nguyễn Thị Nguyệt Cảng Đinh Nho Tùng Khúc Đăng Bản mặt cầu trọng lượng nhẹ là một hướng nghiên cứu đang được phát triển tại nhiều quốc gia, đặc biệt thường được ứng dụng trong công nghệ xây dựng cầu nhanh. Bài báo nghiên cứu một số các tham số thiết kế cơ bản cho bản mặt cầu sườn mỏng sử dụng vật liệu bê tông cường độ cao HPC. Kết quả cho thấy việc sử dụng kết cấu bản mặt cầu sườn mỏng có thể giúp giảm tĩnh tải bản thân từ 20 đến 42% so với bản mặt cầu đặc thông thường. Lượng cốt thép cần thiết trong bản để thỏa mãn trạng thái giới hạn cường độ được tính toán và thể hiện dưới dạng bảng tra giúp người thiết kế dễ dàng lựa chọn theo khoảng cách dầm chủ và khoảng cách sườn mong muốn. Để thỏa mãn điều kiện ứng suất tại trạng thái giới hạn sử dụng, nghiên cứu bước đầu đề xuất dạng kết cấu bản mặt cầu có sử dụng cáp dự ứng lực được đặt tại khu vực trọng tâm sườn. Kết quả tính toán cho thấy, ở một phạm vi giới hạn về khoảng cách dầm chủ và khoảng cách các sườn ngang, việc sử dụng cáp dự ứng lực có thể giúp bản sườn mỏng HPC thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện kháng nứt ở trạng thái giới hạn sử dụng 2025-02-15T00:00:00+07:00 ##submission.copyrightStatement## https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/2316 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc và độ rỗng đến khả năng thoát nước của bê tông nhựa rỗng bằng thí nghiệm mô phỏng mưa trong phòng 2025-02-14T17:15:13+07:00 Hiệp Huỳnh Văn nguyentanhung@nctu.edu.vn Dung Huỳnh Thị Mỹ Hưng Nguyễn Tấn Triết Phạm Minh Bê tông nhựa rỗng (BTNR) đã được sử dụng phổ biến để gia tăng khả năng thoát nước của mặt đường. Sự thoát nước này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lưu lượng mưa, độ dốc thiết kế và độ rỗng của vật liệu. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng thoát nước BTNR có xét đến ảnh hưởng của độ dốc và độ rỗng khác nhau. Thí nghiệm mô phỏng mưa được thực hiện cho mẫu BTNR có độ rỗng là 10% và 15% trong điều kiện lưu lượng mưa khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng thoát nước qua thân của mẫu BTNR tỷ lệ nghịch với độ dốc và tỷ lệ thuận với độ rỗng. Thêm vào đó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng ở cường độ mưa lớn, mẫu BTNR. Nghiên cứu còn cho thấy rằng, tại điều kiện cường độ mưa lớn, các mẫu BTNR có độ rỗng và độ dốc khác nhau cho kết quả tương tự như nhau về khả năng thoát nước. Kết quả trong nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ứng xử thoát nước của BTNR. Trong tương lai, các thí nghiệm hiện trường cần được triển khai thực hiện để giúp các kỹ sư và các nhà khoa học hiểu rõ hơn về ứng xử cơ học và thoát nước của mẫu BTNR. Từ đó, vật liệu BTNR có thể được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả góp phần chống ngập trong đô thị 2025-02-15T00:00:00+07:00 ##submission.copyrightStatement## https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/2207 Ứng dụng các thuật toán học máy xác định độ sâu sau nước nhảy trong kênh chữ nhật có xét đến ảnh hưởng của lực ma sát 2025-02-14T17:15:13+07:00 Hùng Hồ Việt hohung.thuyluc@tlu.edu.vn Độ sâu sau nước nhảy là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến độ sâu và chiều dài của bể tiêu năng. Việc tính toán chính xác độ sâu này là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Do đó, nghiên cứu này đã thiết lập và đánh giá khả năng dự báo độ sâu sau nước nhảy của sáu mô hình học máy (ML), gồm có: Rừng cây ngẫu nhiên (Random Forest - RT), Tăng cường thích ứng (Adaptive Boosting – Ada), Tăng cường tốc độ (Cat Boosting – CB), Tăng cường độ dốc (Gradient Boosting - GB), Cây bổ sung (Extra Trees - ET) và Máy Vector hỗ trợ (Support Vector Machine – SVM). Trong nghiên cứu này, định lý π-Buckingham đã được sử dụng để tìm năm tham số không thứ nguyên làm đầu vào và đầu ra của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mô hình ET, GB, SVR, Ada có xét đến ảnh hưởng của độ nhám và chiều rộng lòng dẫn, tính nhớt của chất lỏng, có sai số nhỏ hơn so với công thức Belanger (bỏ qua lực ma sát) và các công thức kinh nghiệm khác. Khi kiểm định, các mô hình này đều có hệ số Nash đạt trên 0,996. Mô hình ET cho kết quả tốt nhất, sau đó là GB, SVR, Ada, RF, CB, theo thứ tự giảm dần. Như vậy, có thể áp dụng mô hình ET để tính toán độ sâu sau nước nhảy trong kênh lăng trụ đáy bằng, mặt cắt chữ nhật 2025-02-15T00:00:00+07:00 ##submission.copyrightStatement## https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/2272 Nghiên cứu ứng suất và dịch chuyển ngang do thi công cọc xi măng đất đến trụ cầu lân cận 2025-02-14T17:15:12+07:00 Hậu Nguyễn Văn nvhau@utc.edu.vn Việc sử dụng cọc xi măng đất (Cement Deep Mixing - CDM) để gia cố nền đất yếu đang được áp dụng rộng rãi trong các công trình giao thông nhờ tính hiệu quả và an toàn. Nghiên cứu này đánh giá tác động của quá trình thi công CDM lên các công trình trụ cầu lân cận, một tình huống phổ biến trong các dự án đường vành đai. Thông qua phân tích dữ liệu thực tế về đất yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực ngang và độ lún trong quá trình thi công CDM có thể vượt quá khả năng chịu tải của đất nền, gây dịch chuyển và xô lệch đất về phía các công trình lân cận. Kết quả cho thấy, mặc dù CDM ít ảnh hưởng sau khi xi măng cứng lại, quá trình thi công vẫn tiềm ẩn rủi ro. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, nghiên cứu đề xuất duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu 5m từ vị trí mũi khoan đến mép bệ cọc và thi công CDM trước khi thi công trụ cầu. Những phát hiện này cung cấp cơ sở khoa học cho thiết kế và thi công hiệu quả trên nền đất yếu, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới về dịch chuyển ngang và xô lệch cọc trong điều kiện địa chất phức tạp 2025-02-15T00:00:00+07:00 ##submission.copyrightStatement## https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/2279 Thiết kế IC khuếch đại thuật toán công suất thấp, độ ổn định nhiễu cao sử dụng công nghệ GPDK045 2025-02-14T17:15:13+07:00 Thịnh Trần Quốc huyenktdt@utc.edu.vn Tú Dương Anh Huyền Phạm Thanh Thiết kế mạch tích hợp (IC) khuếch đại công suất thấp là một hướng nghiên cứu quan trọng trong kỹ thuật điện tử, đặc biệt là cho các thiết bị đeo, hệ thống thu thập dữ liệu và các ứng dụng thu thập năng lượng liên tục. Trong quá trình thiết kế vi mạch, một tập hợp các tệp được sử dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn để mô hình hóa quy trình chế tạo, hỗ trợ các công cụ thiết kế IC, được gọi là bộ công cụ thiết kế quy trình (PDK). Có thể nói, PDK đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình thiết kế; tới nay, PDK được phát triển bởi nhiều công ty và cải tiến từ kích thước vài trăm nanomet đến vài nanomet. Trong số đó, gpdk045 được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu học thuật và công nghiệp. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng công nghệ 45 nm này để thiết kế vi mạch khuếch đại thuật toán công suất thấp, độ ổn định nhiễu cao. Kết quả mô phỏng cho thấy công suất tiêu thụ toàn mạch là 0,84 mW, hệ số nén đồng pha CMRR đạt 56,4 dB và hệ số loại trừ nhiễu nguồn PSRR đạt 126,4 dB ở tần số thấp dưới 1 kHz. Những kết quả này cho thấy Op-amp được đề xuất trong nghiên cứu này có thể được sử dụng để tạo ra các cảm biến tích cực cho việc thu thập năng lượng từ bước chân hoặc đo nhịp tim 2025-02-15T00:00:00+07:00 ##submission.copyrightStatement## https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/2317 Mục lục 2025-02-15T10:28:27+07:00 admin admin hoapt@utc.edu.vn 2025-02-14T00:00:00+07:00 ##submission.copyrightStatement## https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/2290 Mục lục 2025-01-15T10:02:21+07:00 Trần Văn Giáp vpdt_1279@utc.edu.vn 2025-01-15T10:02:21+07:00 ##submission.copyrightStatement## https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/1909 Convolutional neural network for determining the flow field around an airfoil and blunt-based models 2025-01-15T09:47:32+07:00 Hung Tran The tranthehung_k24@lqdtu.edu.vn The convolutional neural network is widely applied in the classification of images and medicine. Some current networks are used in aerospace engineering and show a high potential in determining aerodynamic forces and flow fields. This article constructs a convolutional neural network for predicting pressure and velocity fields around a two-dimensional aircraft wing model (airfoil model). Training data is computed using the Reynolds-averaged method, and then extracted, focusing on the flow around the wing. Input data includes geometric parameters, and airfoil inlet velocity, and output data includes pressure field and flow velocity around the airfoil. The convolutional neural network is based on improving the U-Net network model, commonly used in medical applications. The results show that the convolutional neural network accurately predicts flow around the airfoil, with an average error below 3%. Therefore, this network can be used and further developed to predict flow around the wing. The network is then applied to predict the pressure and pressure fields around a blunt-based model with different aspect ratios. The main feature of the flow can be extracted from the network. Results related to pressure distribution, velocity, and method error are presented and discussed in the study. This study also suggests improving the network and applying it to pressure and velocity fields in aerospace engineering 2025-01-15T00:00:00+07:00 ##submission.copyrightStatement## https://tcsj.utc.edu.vn/index.php/tcgtvt/article/view/2242 Real-time multi-sensor fusion for object detection and localization in self-driving cars: A Carla simulation 2025-01-15T09:47:32+07:00 Nguyen Trung Thi Hoa Trang daotoan@utc.edu.vn Dao Thanh Toan Ngo Thanh Binh Research on integrating camera and LiDAR in self-driving car systems has important scientific significance in the context of developing 4.0 technology and applying artificial intelligence. The research contributes to improving the accuracy in recognizing and locating objects in complex environments. This is an important foundation for further research on optimizing response time and improving the safety of self-driving systems. This study proposes a real-time multi-sensor data fusion method, termed "Multi-Layer Fusion," for object detection and localization in autonomous vehicles. The fusion process leverages pixel-level and feature-level integration, ensuring seamless data synchronization and robust performance under adverse conditions. Experiments conducted on the CARLA simulator. The results show that the method significantly improves environmental perception and object localization, achieving a mean detection accuracy of 95% and a mean distance error of 0.54 meters across diverse conditions, with real-time performance at 30 FPS. These results demonstrate its robustness in both ideal and adverse scenarios 2025-01-15T00:00:00+07:00 ##submission.copyrightStatement##